logo

Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (ngắn nhất)


Soạn bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

- Ví dụ: Đề tài của Người con gái Nam Xương là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Ví dụ: Chủ đề của Người con gái Nam Xương là mối quan hệ bất công giữa người phụ nữ và người đàn ông trong xã hội xưa.

Câu 3 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

Cảm hứng và tư tưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong văn bản văn học. Thông qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể hiểu được tư tưởng mà tác giả gửi gắm

Câu 4 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

- Ý nghĩa nội dung: Nội dung phải thấm nhuần tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ và những tư tưởng sâu sắc khác có tác dụng nâng cao phẩm chất, hoàn thiện con người.

- Ý nghĩa hình thức: Hình thức cần mới mẻ hấp dẫn để văn bản đạt tới một trình độ nghệ thuật nhất định thì văn bản đó mới được coi là văn bản nghệ thuật


Luyện tập

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

- Điểm giống: cả hai đề tài đều khai thác hình ảnh người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Điểm khác:

+ Tắt đèn: người nông dân cực khổ vì sưu thuế

+ Bước đèn cùng: người nông dân bị chèn ép vì các thủ đoạn bóc lột của bọn cường hào, buộc họ phải đứng lên phản kháng

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 10 Tập 2)

Bài thơ xây dựng song song hai hình ảnh mẹ và quả. Mượn ý nghĩa tả thực nói về việc chăm sóc cây quả, nhà thơ muốn nói đến việc trồng người, bàn tay mẹ chăm sóc và nuôi lớn các con. Có thể thấy ngay từ những câu thơ đầu tiên ta đã bắt gặp sự mong chờ của mẹ đối với việc chăm bón để có ngày hái được quả ngon. Mẹ luôn tần tảo, hy sinh chăm bẵm đàn con nhưng không phải để mong một ngày con báo hiểu, mà chỉ mong sao con khôn lớn nên người. Còn những đứa con thì lo lắng hoảng sợ khi nghĩ đến một ngày mẹ già yếu “bàn tay mẹ mỏi”, nhưng bản thân thì vẫn chưa nên người “mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Bài thơ cũng là một minh chứng thuyết phục về luật nhân quả trong cuộc sống con người. Qua bài thơ tác giả như muốn gửi gắm tâm tình, nhắc nhở mỗi người cần biết sống trở thành người có ích cho xã hội, báo hiếu cho cha mẹ. Đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài thơ.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể biết được:

- Khái niệm về nội dung và hình thức trong văn bản văn học

- Mối quan hệ và tầm quan trọng của nội dung, hình thức

- Từ đó hiểu để có cách tiếp cận toàn diện đối với một văn bản văn học

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác