logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 7 - Văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 7 - Văn nghị luận


Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Dàn ý:

1. Mở bài: Khẳng định khái quát rằng nhân dân ta có nhiều truyền thống quý báu và dẫn dắt giới thiệu truyền thống tôn sư trọng đạo

2.Thân bài:

- Giải thích: Thế nào là Tôn sư trọng đạo ?

+ Tôn sư: là tôn kính thầy – người có công dạy dỗ

+ Trọng đạo: đề cao, xem trọng đạo lý

=> Giải thích nghĩa cả câu: Đề cao lòng kính thầy và coi trọng đạo lý => Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

- Chứng minh tôn sư trọng đạo là truyền thống:

+ Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã luôn tôn sư trọng đạo điều đó được chứng tỏ như thế nào? (lấy dẫn chứng trong các câu chuyện cũ ví dụ chuyện về học trò của Chu Văn An)

+ Cha ông ta luôn răn dạy con cháu về việc sống tôn sư trọng đạo (trích dẫn tục ngữ)

- Tôn sư trọng đạo trong đời sống hiện đại ngày nay:

+ Có ngày lễ hàng năm tôn vinh nghề giáo: 20/11

+ Mối quan hệ giữa thầy trò là mối quan hệ tốt đẹp, người học sinh luôn biết cố gắng để trở thành trò giỏi

+ Sự tôn trọng được mở rộng không chỉ là “”thầy”” dạy con chữ ở trường mà còn là thầy trong cuộc sống, những người có công dạy dỗ, chỉ bảo định hướng cuộc sống

- Liên hệ tới bản thân

3. Kết bài: Khẳng định tôn sư trọng đạo là lối sống tốt đẹp, là truyền thống mà ta cần gìn giữ và phát huy.


Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục là biến thành ông chủ nhà khó tính?


Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Dàn ý:

* Mở bài: Lấy tiền đề “nhân vô thập toàn” để dẫn dắt rằng mỗi người ai cũng có những thói xấu. Tuy nhiên thói xấu tùy theo tính chất mà có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Từ đó dẫn dắt nhận định ở đề bài “Những thói xấu ... khó tính”

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Giải thích:

+ Thói xấu là gì: là những hành động không mang lại kết quả tốt, ảnh hưởng tốt, được lặp đi lặp lại thành thói quen

+ Thói xấu ban đầu là những người khách qua đường: thói xấu ban đầu không ảnh hưởng nhiều

+ Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà: tuy nhiên để lâu sẽ trở thành thói quen khó bỏ được

+ Và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính: tồn tại lâu ở mỗi người, thói xấu sẽ gây nên hậu quả khiến bản thân mỗi người trở nên tệ hơn, thậm chí mất đi bản chất lương thiện vốn có

- Luận điểm 2: Nêu biểu hiện của thói xấu: ví dụ trộm cắp, lừa đảo,...

- Luận điểm 3: Chứng minh những tác hại của thói xấu

+ Thói xấu làm hình ảnh của mỗi người trở nên xấu đi trong mắt người khác, không còn nhận được sự tôn trọng của người khác, thậm chí bị xa lánh

+ Thói xấu làm ảnh hưởng đến cộng đồng, hạn chế sự phát triển của một xã hội văn minh

- Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

+ Hiểu được tác hại của thói xấu mỗi người cần có ý thức xây dựng những thói quen tốt đẹp, bài trừ thói xấu

+ Liên hệ bản thân

*Kết bài: Kết luận lại vấn đề.


Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề Hãy vì một mái trường xanh, sạch đẹp.


Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Dàn ý:

* Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần bảo vệ mái trường xanh, sạch đẹp

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Thế nào là mái trường xanh, sạch, đẹp?

+ Là môi trường học tập trong lành, không rác thải bừa bãi

+ Là mái trường có màu xanh của cây cối

+ Là mái trường có ý thức giữ gìn và bảo vệ của học sinh và giáo viên toàn trường

- Luận điểm 2: Trường chúng ta hiện nay như thế nào?

+ Nêu thực trạng về môi trường học tập: lớp học có sạch không, sân trường có được dọn dẹp vệ sinh thường xuyên không?

+ Trình bày về thực trạng “màu xanh” ở trường: có nhiều cây cối không, cây cối có được chăm sóc không?

+ Thực trạng về ý thức của mỗi cá nhân

- Luận điểm 3: Làm thế nào để trường chúng ta xanh, sạch, đẹp?

+ Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân thông qua các chiến dịch nhỏ như thu gom tái chế giấy đã qua sử dụng, trồng cây

+ Có những hành động trực tiếp làm sạch mái trường như: lao động, trực nhật

+ Tổ chức quan sát theo dõi và có hình thức phạt, kỷ luật  đối với những hành vi đi ngược với mục tiêu giữ mái trường xanh, sạch, đẹp

* Kết bài: Tổng kết vấn đề


Đề 4: Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.


Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Dàn ý:

* Mở bài: Dẫn dắt về tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Thuật hoài, từ đó trích dẫn vấn đề cần nghị luận.

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Giải thích tại sao có sự xuất hiện của 2 luồng quan điểm đó:

+ Quan điểm thứ nhất: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì.

+ Quan điểm thứ hai: sự hổ thẹn là biểu hiện hoài bão lớn lao.

- Luận điểm 2: Ý kiến của bản thân

+ Theo em, bài thơ Thuật hoài thể hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước

+ Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chính nghĩa giữa giang sơn đất nước trong một thời gian dài

+ Bài thơ vừa hào sảng vừa mang âm điệu thâm trầm da diết như lời thủ thỉ tự nói với chính mình

* Kết bài: Tổng kết vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác