logo

Soạn bài: Văn bản (chi tiết)


Soạn bài: Văn bản (chi tiết)


I. Khái niệm, đặc điểm

Câu 1 (trang 23 – 24 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

a. Cả 3 văn bản đều được tạo ra bởi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Đáp ứng nhu cầu:

- Văn bản 1: truyền lại kinh nghiệm.

- Văn bản 2: miêu tả và cảm nhận.

- Văn bản 3: truyền năng lượng, tinh thần.

Số câu:

- Văn bản 1: 1 câu

- Văn bản 2: một đoạn thơ gồm 4 câu

- Văn bản 3: một đoạn văn gồm nhiều đoạn, nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau, bố cục rõ ràng

Câu 2 (trang 23 – 24 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Vấn đề:

- Văn bản 1: nhắc nhở mọi người trong việc chọn bạn mà chơi để không bị ảnh hưởng những cái xấu

- Văn bản 2: nói lên thân phận của người phụ nữ thời phong kiến không thể tự định đoạt được số phận của mình

- Văn bản 3: lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cùng nhau đứng lên, quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Các vấn đề được triển khai nhất quán, các ý rõ ràng, liên kết chặt chẽ với nhau, ý trên câu trước liên kết với câu sau, mạch lạc, dễ hiểu.

Câu 3 (trang 23 – 24 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Văn bản 2: đoạn thơ chia làm 2 phần rõ rệt gồm 2 cặp câu lục bát với 2 hình ảnh so sánh.

Văn bản 3: gồm 3 phần rõ rệt

+ Mở bài (từ “Lời kêu gọi” đến “đồng bào toàn quốc”)

+ Thân bài (tiếp đến “dân tộc ta”)

+ Kết bài (còn lại)

Câu 4 (trang 23 – 24 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Văn bản 3 mở đầu gồm tiêu đề (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) và một câu cảm thán “Hỡi đồng bào toàn quốc!” để bắt đầu vào nội dung chi tiết của lời kêu gọi.

- Kết thúc bằng 2 câu cảm thán “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!” và “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Câu 5 (trang 23 – 24 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Mục đích:

- Văn bản 1: truyền lại kinh nghiệm cho mọi người về việc chọn đúng người để chơi

- Văn bản 2: khắc họa hình ảnh của người phụ nữ thời phong kiến không được tự quyết định cuộc đời của mình

- Văn bản 3: lời kêu gọi toàn nhân dân Việt Nam cùng nhau đứng lên kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc.


II. Các loại văn bản

Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Vấn đề:

- Văn bản 1: kinh nghiệm sống trong việc lựa chọn bạn, nhân cách của bạn bè mình hay chơi có thể ảnh hưởng đến chính mình

⇒ Thuộc lĩnh vực đời sống, xã hội

- Văn bản 2: thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa bị phụ thuộc mà không thể tự quyết định cuộc sống của mình

⇒ Thuộc lĩnh vực đời sống, xã hội

- Văn bản 3: lời kêu gọi cả nước đứng lên kháng chiến bảo vệ tổ quốc

⇒ Thuộc lĩnh vực chính trị

Từ ngữ:

- Văn bản 1, 2: từ ngữ thông thường trong cuộc sống

- Văn bản 3: từ ngữ thuộc lĩnh vực chính luận

Cách thức thể hiện nội dung:

- Văn bản 1, 2: thông qua hình ảnh

- Văn bản 3: thể hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận

Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

a. Phạm vi sử dụng:

- Văn bản 2: sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật

- Văn bản 3: sử dụng trong lĩnh vực chính luận

- Văn bản trong sách giáo khoa thuộc môn học khác: sử dụng trong lĩnh vực khoa học

- Đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh: sử dụng trong lĩnh vực hành chính

b. Mục đích giao tiếp cơ bản:

- Văn bản 2: thể hiện số phận của người phụ nữ phong kiến

- Văn bản 3: kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến

- Bài học trong sách giáo khoa: truyền lại kiến thức

- Đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh: đề nghị, trình bày các yêu cầu cũng như mong muốn của cá nhân với cơ quan hành chính

c. Từ ngữ:

- Văn bản 2: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Văn bản 3: phong cách ngôn ngữ chính luận

- Bài học trong sách giáo khoa: phong cách ngôn ngữ khoa học

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh: phong cách ngôn ngữ hành chính

d. Cách kết cấu và trình bày:

- Văn bản 2: bài ca dao gồm 2 cặp câu lục bát

- Văn bản 3: đoạn văn gồm nhiều đoạn được chia làm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài

- Bài học trong sách giáo khoa: theo chủ đề và có sự mạch lạc, rõ ràng

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh: mỗi một văn bản có mục đích khác nhau thì sẽ có mẫu khác nhau.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác