logo

Soạn bài: Văn bản (ngắn nhất)


Soạn bài: Văn bản


I. Khái niệm, đặc điểm

Câu 1 (trang 23 - 24 sgk Văn 10 Tập 1)

- Mỗi văn bản trên được người nói tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Mục đích của các văn bản:

Văn bản (1): khuyên nhủ. Văn bản (2): Than thân. Văn bản (3) : báo thông tin và kêu gọi hành động

- Văn bản (1) có 1 câu tục ngữ. Văn bản (2) gồm 2 cặp câu lục bát (bài ca dao). Văn bản 3 gồm nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.

Câu 2 (trang 23 – 24 sgk Văn 10 Tập 1)

- Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm trong cuộc sống (nhất là việc kết giao bạn bè). Văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Văn bản (3) đề cập tới một vấn đề chính trị (Kêu gọi mọi người đứng lên chống thực dân Pháp).

- Các vấn đề này đều được triển khai nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu, nhưng chúng có quan hệ ý nghĩa rất rõ ràng và được liên kết với nhau chặt chẽ bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ.

Câu 3 (trang 23 – 24 sgk Văn 10 Tập 1)

- Văn bản (2): được trình bày dưới dạng thơ lục bát với cấu trúc so sánh “thân em như...."”ở câu lục, câu bát là những gì mà người phụ nữ phải gánh chịu

- Văn bản (3) có hình thức mạch lạc thể hiện qua hình thức kết cấu 3 phần:

+ Mở bài: Gồm phần tiêu đề và câu “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.

+ Thân bài: Tiếp theo đến “…thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

+ Kết bài: Phần còn lại.

Câu 4 (trang 23 – 24 sgk Văn 10 Tập 1)

- Mở đầu bằng lời kêu gọi: Hỡi đồng bào...

- Kết thúc bằng khẩu hiểu và ngày tháng, nơi viết lời kêu gọi

Câu 5 (trang 23 – 24 sgk Văn 10 Tập 1)

- Văn bản (1) mục đích khuyên nhủ, răn dạy mỗi người biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà sinh sống

- Văn bản (2) mục đích bày tỏ sự đồng cảm xót thương đối với thân phân long đong của người phụ nữ

- Văn bản (3): kêu gọi toàn dân kháng Pháp


II. Các loại văn bản

Câu 1 (trang 25 sgk Văn 10 Tập 1)

So sánh văn bản (1) và (2) với văn bản (3):

- Về nội dung: văn bản (1):một kinh nghiệm đúc kết từ cuộc sống thường ngày, văn bản (2) than thân về thân phận của người phụ nữ, văn bản (3) kêu gọi kháng chiến

- Về từ ngữ: ở các văn bản (1), (2), có nhiều từ ngữ quen thuộc thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản (3) lại sử dụng nhiều từ ngữ chính trị

- Hình thức nghệ thuật: Nội dung của văn bản (1) và (2) được thể hiện bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng, văn bản (3) chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung.

Câu 2 (trang 25 sgk Văn 10 Tập 1)

a. Phạm vi sử dụng các văn bản:

- Văn bản (2) : dùng trong nghệ thuật

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.

- Văn bản (2) bày tỏ sự đồng cảm, xót thương

- Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng Pháp

- Các văn bản trong SGK cung cấp các kiến thức khoa học

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt sự việc nào đó của cá nhân tổ chức tới các cơ quan hành chính

c. Về từ ngữ:

- Văn bản (2) dùng từ ngữ giàu hình ảnh, mang tính nghệ thuật

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

d. Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

- Văn bản (2) có kết cấu ca dao, thể thơ lục bát.

- Văn bản (3) có kết cấu 3 phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, với các phần đề mục lớn nhỏ

- Đơn và giấy khai sinh có kết cấu và cách trình bày đều theo mẫu.

Soạn bài Văn bản ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài Văn bản ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác