logo

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (chi tiết)


Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (chi tiết)

Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

Tính truyền miệng:

- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý tưởng và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian

- Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng (truyền miệng  từ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau)

- Quá trình truyền miệng là quá trình diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn)

Tính tập thể:

- Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể:

+ Lúc đầu, một người khởi xướng => tác phẩm hình thành

+ Tiếp theo, những người khác tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa,

ð Tác phẩm sẽ hoàn thiện hơn về hình thức cũng như nội dung

ð 2 đặc trưng cơ bản nên trên thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa nền văn học dân gian với đời sống cộng đồng.

Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Các thể loại của văn học dân gian:

Thần thoại:

- Là tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần, để giải thích về tự nhiên

- Ví dụ: Thần lúa, Thần mặt trăng, Thần mặt trời, Thần trụ trời…

Sử thi:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại

-  Ví dụ: Xinh Nhã, Đăm Săn, Yang bán vợ,…

Truyền thuyết:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về sự kiện và nhân vật lịch sử

- Ví dụ: Hùng Vương thứ mười tám, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo,…

Truyện cổ tích:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận con người bình thường trong xã hội.

- Ví dụ: Cây tre trăm đốt, Cậu bé Tích Chu, Cóc kiện trời, Ai mua hành tôi,…

Truyện ngụ ngôn:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, kể về những sự việc liên quan đến con người , nêu lên những triết lý nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

- Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Chuyện bó đũa, …

Truyện cười:

- Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kể về những sự việc xấu trai với tự nhiên trong cuộc sống, gây cười, nhằm giải trí, phê phán.

- Ví dụ: Áo mới lợn cưới, Trạng lợn, Sợ quá nói liều,…

Tục ngữ:

- Là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.

- Ví dụ: Ăn cháo đá bát, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Chị ngã em nâng, Cây ngay không sợ chết đứng,….

Câu đố:

- Là bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác để rèn luyện tư duy, trí thông minh.

-  Ví dụ:

Da nhím mà bọc trứng gà,

Mở ra thơm phức cả nhà muốn ăn.

(Đáp án: Quả mít)

Ca dao:

- Là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, diễn tả thế giới nội tâm của con người

- Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Vè:

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, lối kể mộc mạc, nói về sự kiện, sự việc của làng nước mang tính thời sự

- Ví dụ: Vè con ve, Vè nói ngược, Vè uống rượu, Vè thất thủ kinh đô, …

Truyện thơ:

- Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận, khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội.

- Ví dụ: Quan Âm Thị Kính, Truyện Kiều, Nhị độ mai,…

Chèo:

- Là tác phẩm kịch hát dân gian, ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán đả kích những cái xấu trong xã hội.

-  Ví dụ: Thị Mầu lên chùa, Lý trưởng mẹ Đốp, Thái hậu Dương Vân Nga,…

Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Những giá trị của văn học dân gian:

- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:

+ Thuộc mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và con người

+ Tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời, thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân

- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:

+ Giáo dục con người về: tinh thần nhân đạo và lạc quan, tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi, lòng yêu thương quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…

- Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:

+ Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật

+ Nền văn học Việt Nam đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác