Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải thích nghĩa của từ lồng trong trường hợp
- Lồng (ví dụ 1): tư thế của con ngựa, chuẩn bị chạy
- Lồng (ví dụ 2): chỉ đồ vật được đan bằng tre, hay làm bằng sắt, thép, dùng để nhốt gia cầm.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nghĩa của hai từ lồng không có sự liên quan đến nhau mà chúng chỉ giống nhau về âm, khi đọc, âm thnah phát ra của hai từ này hoàn toàn giống nhau, nhưng nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau => đây gọi là hiện tượng đồng âm
=> Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Để xác định được nghĩa của từ lồng trong 2 ví dụ trên, chúng ta cần phải đặt nó trong ngữ cảnh phù hợp, cũng như dựa vào các thông tin trước hoặc sau nó.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nếu tách ra khỏi ngữ cảnh, câu sẽ có hai nghĩa
- Nghĩa 1: đem cá về kho: kho là một động từ, để nói về hoạt động nấu chín=> mang cá về nấu làm thành món ăn.
- Nghĩa 2: đem cá về kho: kho là nơi chứa đựng, cất giữ => mang cá về cất trong kho
Thêm một số từ để cho câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về kho tương đi
- Đem cá về cất trong kho nhé
Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong giao tiếp, cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp để tránh hiểu sai ý nghĩa của các từ.
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thu |
Thu 1: mùa thu, là 1 mùa trong năm => danh từ |
Thu 2: thu giữ (giữ lấy): thu tiền học => động từ |
|
cao |
Cao 1: Chỉ độ cao => tính từ |
Cao 2: chỉ một loại thuốc Nam đưuọc bào chế từ các bộ phận con vật như khỉ, hổ, => danh từ |
|
Ba |
Ba 1: từ để đếm => lượng từ |
Ba 2: Chỉ người đàn ông sinh ra chúng ta => danh từ |
|
Tranh |
Tranh 1: Chỉ một loại tấm dùng để lợp nhà nhưng làm bằng tranh => danh từ |
|
Tranh 2: chỉ sự tranh cướp, giành lấy phần=> động từ |
Sang |
Sang 1: chỉ hoạt động chuyển hướng từ đối tượng này sang đối tượng khác=> động từ |
|
Sang 2: chỉ tính chất một người nào đó giàu có, sang trọng => tính từ |
nam |
Nam 1: Chỉ phương hướng (hướng Nam) |
Nam : chỉ giới tính con người (nam nhi) |
|
Sức |
Sức 1: chỉ sức khỏe con người |
Sức : chỉ một loại văn bản do quan lại truyền xuống (tờ sức) |
|
Tuốt |
Tuốt 1: chỉ tính cách con người, thẳng thắn |
Tuốt 2: chỉ hành động làm cho hạt lúa tách khỏi bông lúa |
|
Nhè |
Nhè 1: nhắm vào chỗ yếu của người khác |
Nhè 2: hành động nhè cái gì đó ra bằng đường miệng |
|
Môi |
Môi 1 : chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi trái tim) |
Môi 2: chỉ sự trung gian(môi giới) |
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nghĩa khác nhau của danh từ cổ
- Cổ : bộ phận trên cơ thể người nối đầu với thân
- Cổ áo : bộ phận của áo, phần chung quanh cổ
- Cố chai, cổ bình, cổ lọ: là những phận thon dài nối miệng bình, miệng chai với thân bình, thân chai
- Cổ chân, cổ tay: bộ phận trên có thể người
=> Mối liên hệ giữa chúng là có điểm chung là phần nối các bộ phận cận kề với nhau, trong đó cổ (bộ phận trên cơ thể người) là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển
b. + Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)
+ Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặt câu với những từ đồng âm đã cho
- Bàn (danh từ) – bàn (động từ): Chúng ta hãy bàn xem, làm thế nào để kê các bàn học lại cho gọn
- Sâu (danh từ) – sâu (tính từ): Con sâu bọ đã ăn sâu vào trong thân cây
- Năm (danh từ) – năm (số từ): Năm nay, lớp mình sẽ đăng kí 5 tiết mục văn nghệ trong chương trình Đại hội.
Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người hàng xóm:
Vạc : + chiếc vạc, một đồ dùng trong gia đình
+ con cò, con vạc
Đồng: + chất liệu kim loại
+ Chỉ cánh đồng
=> Nếu em là quan xử kiện, để phân định phải trái, chỉ cần hỏi, người cho mượn vạc đã cho người mượn dùng trong mục đích gì.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1