logo

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm


Soạn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (siêu ngắn)

Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm

1. Trong bài thơ Bài ca nhà bị gió thu phá tác giả đã sử dụng kết hợp giữa việc miêu tả, tự sự, biểu cảm một cách khéo léo và hợp lí:

- Hai câu đầu tự sự, ba câu tiếp miêu tả

- Từ câu 6 đến câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất ức)

- Từ câu 11 đến câu 18: tự sự + miêu tả + biểu cảm

- Đoạn cuối: biểu cảm, biểu hiện tình cảm, cảm xúc ước mong của tác giả

=>Sự kết hợp của 3 yếu tố này đã làm bức tranh nghèo khổ mà tác giả muốn dựng lên được đầy đủ và sinh động. Từ những câu tự sự (thời gian, không gian xảy ra sự việc) , sau đó là miêu tả (miêu tả cảnh nhà bị phá), cuối cùng là biểu cảm (thái độ, cảm xúc của tác giả). Những yếu tố đó ăn khớp với nahu và tương hỗ cho nhau.

2

a.

- Yếu tố miêu tả: tác giả mieu tả bàn chân bố: những ngón chân khum khum, gan bàn chân xám xịt và lỗ rỗ, khuyết một miếng, mu bàn chân mốc trắng, bong ra từng bãi, lại có nốt lấm tấm,…

- Yếu tố tự sự: tác giả kể chuyện bố ngâm chân, đêm ngủ bố rên vì đau, bố đi chân đất,…

- Cảm nghĩ của tác giả: Thương bố, lo cho bố “làm sao có thể chữa lành đặn đôi bàn chân ấy”

=> Việc miêu tả và kể chuyện về bố là sơ sở, nền tảng cho cảm xúc của tác giả khi nhắc về bố.

b. Đây là đoạn văn tác giả hồi tưởng về bố, về những hình ảnh của bố. Có thể thấy rõ rằng, bỏi tình yêu thương dành cho bố, mà cách kể chuyện và miêu tả vô cùng gần gũi. Hình ảnh đôi bôi chân bố được đưa vào miêu tả như một nhân vật chính, cách kể chuyện về bố cũng càng trở nên thấm thía, sâu sắc.


Luyện tập

Bài 1. Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm.

Vào những ngày thu tháng tám, với những trận gió thét gào cuồn cuộn, ngôi nhà của ta cũng chẳng thế chống trọi nổi những đợt gió. Gió to, mạnh quật ngã mọi thứ, và ngôi nhà của ta cũng thành tan tành. Những tấm tranh bị gió giật tung mà bay tứ phía, cái trên núi cao, cái bay sang bờ sông bên kia, mọi thứ bị lật tung cả lên. Đáng buồn hơn nữa trong cảnh tượng ấy, lũ trẻ con trong làng chạy ra, đứa cướp, kẻ tranh những tấm tranh còn sót lại của ta, mặc kệ sự gào thét của ta, chúng tranh, chúng giành, rồi chúng chạy mất, chỉ khố cái thân già ta lụ khụ chống gậy, ấm ức một mình. Cũng vào ngày đó, về đêm trời mưa như trút nước, nhà ta hết dột đầu lại đến dột cuối, ướt nhoẹt chả chừa chỗ nào. Trời vừa mưa, kéo theo thêm những cơn gió lạnh luồn vào trong khe cửa, nhà ta còn lại mỗi lớp chăn mỏng cũ kĩ, lâu năm giờ đây cùng bị nát bởi đứa con nhỏ của ta đã đạp nhàu. Càng về đêm, càng bao băn khoăn, trăn trở cho cảnh nghèo đói của mình. Không phải chỉ ta, mà lúc bấy giờ, là sự nghèo đói của cả xã hội trong thời loạn lạc, chiến tranh không ngơi. Ta càng đau xót hơn khi nghĩ về cảnh dân nhà cửa tan tành, người dân tan tacsm nghèo đói, chạy vạy khắp nới. Sự nghèo khổ của dân chúng làm lòng ta càng thắt lại, điều mà ta ước mong nhất là có thể có được những căn nhà to, vững vàng đủ lo cho ngững người dân nghèo khổ. Ta ước mong mang lại hạnh phúc ấm no cho dân, nếu được vậy, dù ta có chịu nghèo đói mà được nhìn thấy dân chúng được sống hạnh phúc, bình yên thì ta cũng hạnh phúc biết bao.

Bài 2: Viết lại thành một đoạn văn như sau:

Kẹo mầm – thứ kẹo gắn liền với những tháng ngày tuổi thơ tươi đẹp của tôi, gắn với những kỉ niệm của mẹ tôi và cả chị tôi nữa. Tôi nhớ, hình ảnh dịu hiền, bình yên khi mẹ ngồi gỡ tóc, rồi những nắm tóc rối ấy được vọ lại giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên. Rồi tồi cũng thấy, cả chị tôi nữa, học theo mẹ, cũng vo lại rồi giắt lên đòn tay mái hiên mỗi lần chải tóc. Tôi tự hỏi tại sao cả mẹ và chị đều làm vậy. À! Hóa ra, những nắm tóc rối có thể đổi được kẹo. Mỗi lần có bà đi qua làng, với tiếng rao, tôi lại kiễng chân moi lấy nắm tóc rối rồi đổi kẹo. Thứ kẹo mẹ bảo không có đường, nhưng sao nó ngọt đến thế, vị ngọt đến mê mẩn, vị ngọt thanh quyện luyến mỗi khi ăn. Mẹ bảo, kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc. Có lẽ sự chắt chịu của thiên nhiên, của con người đã quyện lại tạo nên vị ngọt đó, vị ngọt của thiên nhiên của những giá trị trân quý mà con người tạo ra. Đã bao nhiểu năm tháng trôi qua rồi, những hoài niệm về tuổi thơ mỗi lần nghĩ tôi lại rưng rưng. Những giây phút như muốn vỡ òa bởi tôi nhớ về kẹo mầm. Nhớ về kẹo mầm để tôi được nghe tiếng rao đâu đó, được ngắm mẹ ngồi gỡ tóc bên mái hiên, lanh chanh cùng chị đi đổi kẹo. Mẹ ơi, mẹ có còn nhớ không, con vẫn hay hỏi mẹ về kẹo mầm.  Hình ảnh mẹ , giọng nói mẹ sẽ luôn theo con, dù mẹ đã không còn nữa, nhưng kẹo mầm, là hương vị ngoạt ngào con lưu giữ mãi, cũng như tình yêu của mẹ con sẽ khắc in trong sâu thẳm trái tim mình.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác