logo

Từ trái nghĩa


Soạn bài: Từ trái nghĩa (siêu ngắn)

Soạn bài Từ trái nghĩa | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Thế nào là từ trái nghĩa?

1

- Các cặp từ trái nghĩa trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là: Ngẩng (ngẩng đầu) – cúi (cúi đầu)

- Các cặp từ trái nghĩa trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: già – trẻ; đi – trở lại

2. Tìm các từ trái nghĩa của từ già trong hai trường hợp sau là:

- rau già- rau non

- cau già – cau non

II. Sử dụng từ trái nghĩa

1. Trong hai bài dịch thơ trên, việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa có tác dụng nhấn mạnh và bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả

- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, cặp từ trái nghĩa ngẩng – cúi thể hiện tâm trạng, trạng thái trăn trở đầy băn khoăn suy nghĩ của tác giả. Đó là tâm trạng nhó quê hương da diết, trong mỗi phút giây, khgoảnh khắc đều bắt gặp hình ảnh của quê hương trong suy nghĩ, trong hành động.

2. Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê, các cặp từ trái nghĩa già – trẻ, đi – trở lại nói lên khoảng thời gian xa quê đã rất lâu của tác giả. Khi đặt các cặp từ trái nghĩa trong một câu thơ, một ý thơ sẽ giúp người đọc sẽ hình dung được khoảng thời gian, và điều tác giả muốn nói trong tác phẩm. Chính vì khi đi xa quê lúc còn trẻ, mà khi trở về là lúc già, do đó những cung bậc cảm xúc của một người con xa quê giờ được trở về trở nên sâu sắc và mãnh liệt.

3. Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa

- Chết vinh còn hơn sống nhục

- Cá lớn nuốt cá bé

- Kẻ ngược người xuôi

- Trẻ không tha, già không thương

- Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho vùi

=> Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa nhằm tạo ra mức độ tương phản và thể hiện, nhấn mạnh ý muốn diễn đạt của người nói, người viết.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các cặp từ trái nghĩa trong các ví dụ là:

Vd1: lành – rách

Vd2: giàu – nghèo

Vd3: ngắn – dài

Vd4: đêm – ngày; sáng – tối

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tìm các từ trái nghĩa với các từ đã cho

Tươi

Cá tươi – cá ươn

Hoa tươi – hoa héo

Yếu

Ăn yếu – ăn khỏe

Học lực yếu – học lực giỏi

Xấu

Chữ xấu – chữ đẹp

Đất xấu – đất tốt

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền các từ vào các thành ngữ

- Chân cứng đá mềm

- Vô thưởng vô phạ

- Có đi có lại

- Bên trọng bên khinh

- Gần nhà xa ngõ

- Buổi đực buổi cái

- Mắt nhắm mắt mở

- Bước thấp bước cao

- Chạy sấp chạy ngửa

- Chân ướt chân ráo

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa

Quê hương – hai tiếng gọi thân thương của mỗi con người. Từ xưa đến nay, quê hương vẫn luôn là đề tài gơi dậy những nguồn cảm hứng sáng tác trong thơ ca. Có một bài thơ đã viết “quê hương là chùm khế ngọt/ cho con trèo hái mỗi ngày”, đúng vậy, quê hương chính là nơi khởi nguồn cho những tháng ngày tuổi thơ vui tươi hồn nhiên,với bao nhiêu kỉ niệm. Người ta vẫn hay nói, dù có đi ngược về xuôi. Thì con người ta vẫn luôn hướng về quê hương, dù là già hay trẻ thì trong mỗi trái tim chúng ta đều dành trọn một góc cho tình yêu quê hương. Quê hương là vậy, không ồn ào náo nhiệt, mà ngược lại rất yên tĩnh, bình dị. Quê hương sẽ luôn là ngôi nhà, giang tay đón chúng ta về với tình yêu ấm áp, bình yên.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác