logo

Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 

- Qua tiêu đề bài thơ, chúng ta thấy được một tình huống chớ trêu đã xảy ra với tác giả khi tác giả trở về quê. Nếu như tình yêu quê hương và nhớ nhung quê hương trong bài Tĩnh dạ từ là sự nhớ nhung của một người ở xa quê hương, thì trong bài thơ này tác giả đã đặt chân lên mảnh đất quê hương mình, nhưng chớ trêu là tác giả bị coi như khách ghé chơi. Sự ngẫu nhiên về sự trở lại của tác giả, làm tác giả nhận ra, thời gian đã trôi qua từ bao giờ, đã rất lâu rồi tác giả không trở về quê, do đó, tại khoảnh khắc quay về, quê hương cũng có những sự thay đổi nhất định.

- Tác giả viết bài thơ vào ngày đặt chân về chính quê hương của mình, còn Lí Bạch viết bài Tĩnh dạ từ trong lúc xa quê hương

Câu 2 

Tiểu đối trong câu thơ đầu là :

Thiếu >< lão

Tiểu>< đại

Li gia>< hồi

- Việc sử dụng phép đối trên một dòng thơ nhằm nhấn mạnh về khoảng thời gian (đã rất lâu rồi, từ khi con là đứa trẻ, bây giờ đã già) xa quê => Ý thơ như gợi ra phần mở đầu cho mọt câu chuyện của nhân vật, mang theo những cung bậc cảm xúc đặc biệt khi trở về quê hương.

- Không những thế, phép đối ấy còn có dụng ý khẳng định về tình yểu, gắn bó với quê hường, dù có xa quê bao lâu, thì tình quê vẫn thế, giọng quê, và hồn quê vẫn luốn in đậm trong tâm trí tác giả.

Câu 3 

Phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Biểu cảm qua miêu tả

Biểu cảm qua tự sự

Câu 1

X

X

Câu 2

X

X

Câu 4 

Cả bài thơ có  câu, tuy nhiên, sự biểu hiện tình quê hương ở các câu là khác nhau, đặc biệt là khác về giọng điệu:

- Hai câu thơ đầu: giọng điệu trầm buồn, và ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi đó là vì tác giả nhận thấy, quãng thời gian xa quê thật sự lâu, đến khi trở về, tóc đã phai sương. Những tình cảm dành cho quê hương vẫn như in thời thơ ấu, hồn quê vẫn vậy, vẫn ấm áp như một cái nôi đưa tác giả trở về.

- Hai câu sau: Giọng điệu trở nên, vui tươi và hóm hỉnh: hình ảnh nhi đồng xuất hiện với câu hỏi hồn nhiên đã tạo nên tình huống trớ trêu ở đây. Về lại quê hương, đặc biệt, câu hỏi của nhi đồng, khiến tác giả cảm thấy lạc lõng và chua xót, bởi nhận thấy, sự lạc lõng ngay trên mảnh đất quê hương của mình.


Luyện tập

Hai bản dịch thơ của hai tác giả có những điểm giống và khác nhau như sau:

- Giống nhau: +đều dịch theo thể thơ lục bát

+ Các từ ngữ, và ý thơ được dịch sát với bản gốc

- Khác nhau:

+ Bài dịch một: hợp với ngữ cảnh và tâm lí hơn khi hình ảnh trẻ con xuất hiện, thấy người lạ và không chào, sau đó mới hỏi là khách ở đâu đến chơi

+ Bài dịch : ý thơ bị cụt ngủn, xuất hiện hình ảnh và chữ “cười” => có vẻ tạo sự hóm hỉnh hơn, nhưng ý thơ ở câu cuối cảm giác bị hẫng.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác