logo

Soạn bài: Tỏ lòng (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tỏ lòng chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 10 hay nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tìm hiểu tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài: Tỏ lòng (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Điểm khác giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán và phần dịch thơ:

- Trong phần dịch thơ, hai từ “múa giáo” chưa bộc lộ hết được nội dung, ý nghĩa của hai từ “hoành sóc” mà Phạm Ngũ Lão sử dụng. “Hoành sóc” thể hiện tư thế hùng tráng, vững mạnh, oai phong của của người tráng sĩ.

- Không gian, thời gian, con người:

+ Không gian: bao la, rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ

+ Thời gian: trải dài, tính bằng năm tháng

⇒ Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông không chỉ hiện lên trong tầm vóc lớn lao, kì vĩ, hùng tráng mà còn hiện lên với tinh thần bền bỉ, quyết tâm, một ý chí kiên định, một lòng hiên ngang tự tin đánh giặc để bảo vệ non sông đất nước.

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- “Ba quân”: gồm tiền quân, trung quân, hậu quân (cách chia quân đội thời xưa)

⇒ Hình ảnh hùng tráng, vững mạnh của quân đội nhà Trần cũng như niềm tin, tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc lúc bấy giờ.

- “Tì hổ”: hình ảnh so sánh mạnh như hổ báo => gợi sức mạnh lớn lao, ghê gớm cũng như sự oai phong, lẫm liệt của quân đội nhà Trần.

- “Khí thôn ngưu”: có thể hiểu theo 2 nghĩa

+ cách 1: ba quân mạnh như hổ báo và sức mạnh nuốt trôi trâu

+ cách 2: Ngưu là sao Ngưu trên trời => ba quân khí thế như hổ báo và khí thế đó có thể át cả sao Ngưu

⇒ Cả 2 đều thể hiện sức mạnh, lớn lao, kì vĩ, tư thế hiên ngang, dũng mãnh của toàn dân tộc luôn sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh => sức mạnh bách chiến bách thắng, hào khí Đông A của quân đội nhà Trần

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- “Nợ công danh”:

+ Công: lập công

+ Danh: danh tiếng

+ Nợ: trách nhiệm

⇒ Như vậy nợ công danh mà tác giả nói đến trong bài thơ thể hiện trí làm trai theo tinh thần Nho giáo: “lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm) và cũng mang nghĩa là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước”.

Câu 4 (trang 116 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Ý nghĩa từ “thẹn”:

+ “Thẹn” vì thấy mình chưa bằng Vũ Hầu (là Gia Cát Lượng tài ba, có công lao giúp Lưu Bị khôi phục lại giang sơn nhà Hán) => so sánh khiêm nhường, Phạm Ngũ Lão thấy “thẹn” vì mình chưa có tài năng, mưu kế sắc bén như Gia Cát Lượng để có thể cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.

+ “Thẹn” cũng có thể hiểu là tác giả chưa trả xong nợ nước, chưa lập được công danh ở đời.

⇒ Từ “thẹn” làm bật lên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao đẹp và niềm khát vọng của Phạm Ngũ Lão.

Câu 5 (trang 116 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang sức mạnh to lớn, mạnh mẽ, phi thường với tầm vóc lớn lao mang tầm vũ trụ cùng với đó là một tấm lòng tốt, niềm yêu tổ quốc thiết tha.


Tổng quát bài thơ

Soạn bài: Tỏ lòng (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác