logo

Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng


Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng

Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ Lòng | Văn mẫu 10 hay nhất

        Giữa những ngày “Tổ quốc đang bão giông từ biển” nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã suy cảm:

“Nếu Tổ Quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn chẳng thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không”

        Quả đúng, khi Tổ quốc lâm nguy là khi trái tim dậy sóng. Những trái tim đồng lòng đã “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ..” (Hồ Chí Minh) để dập tan mọi âm mưu xâm lược của bè lũ bán nước. Bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ nỗi lòng lí tưởng của “trai thời loạn” bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.

       Trên cái nền của thời đại, chân dung những tráng sĩ hiện lên với hành động lớn lao, mạnh mẽ: “Hoành sóc giang sơn, kháp kỉ thu”. Để giữ cho đất nước yên bình là những giáo mác đang giương lên hết cỡ, sánh ngang tầm với vũ trụ thể hiện được sức mạnh “hoành sóc” , được nâng tầm “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Đó là đồng lòng, đồng tình, dựng lên thành cao lũy dày mang sức mạnh dân tộc; sức mạnh vừa trừu tượng hóa vừa hướng tới khái quát hóa. Hình ảnh ba quân với khí thế dũng mãnh, sức mạnh toàn diện càng nâng tầm hình tượng người tráng sĩ “hoành sóc”. Hai câu thơ đầu đã thể hiện sự gắn kết chặt chẽ đang sục sôi một lòng để đền ơn vua, báo nợ nước.

 “Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

         Hai câu thơ không chỉ là lí tưởng được lập công như nói bậc tiền nhân lỗi lạc mà sâu xa hơn, ý thơ còn ẩn chứa một lời thề trọn đời cống hiến để trừ giặc cứu nước. Trái tim anh dũng và ý chí quật cường của người anh hùng nằm trọn vẹn trong một nỗi “thẹn”. “Thẹn” như một nỗi sầu ưu tư vì tài trí kém cỏi. “thẹn” vì nam tử “đầu đội trời chân đạp đất” lại chưa hoàn thành nghĩa vụ với non sông, nghĩa vụ cứu nước. Song, dù thế nào nỗi thẹn rất đáng trân trọng bởi đó là nỗi lòng lí tưởng của “trai thời loạn” với tất cả tâm huyết của tuổi trẻ. Ví như trong thơ Nguyễn Khuyến:.

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

(Thu vịnh)

         Bằng bút pháp nghệ thuật đặc sắc, hình tượng người anh hùng “sát Thát” được khắc họa như những dũng tướng trong sử thi mà không hề khô khan bởi nghệ thuật dựng hình ảnh biểu tượng hàm súc, giàu ý nghĩa:

 “Giúp chúa những lãm giằng cốt đất.

Rửa đòng không thể vén sông mây”

        Lớp trẻ hôm nay là đất nước của mai sau, họ sẽ đi và tiếp bước cha anh bằng tất cả sức khỏe, sức trẻ, sống hoài bão, sống khát khao, sống đúng và sống đẹp. Giúp cho quốc gia có thể là những việc làm lớn lao, không “đao to búa lớn” mà bắt đầu từ tình yêu làng xóm, yêu quê hương, từ niềm thương nỗi nhớ giản dị nhất. Khi đã có những cống hiến thì chúng ta phải biết khiêm tốn “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Nhất là trong tình hình đất nước hiện nay, khi mũi khoan của Trung Quốc đang ngang nhiên xoáy vào thềm lục địa chúng ta, những công dân của đất nước anh hùng hãy cùng nhau giữ lấy chủ quyền quốc gia chủ quyền biển đảo ấy là phần gia tài nghèo khó mà từ ngàn đời xưa cha ông đã đánh đổi cả máu, mồ hôi và nước mắt để gìn giữ. 

        Bác Hồ đã từng nói: “Một năm bắt đầu từ mùa xuân. Đời người khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Giữa những ngày cả nước đang quyết tâm một lòng chống đại dịch, ta lại càng trân trọng những áng văn yêu nước như “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã củng cố niềm tin vững chắc cho chúng ta hôm nay để nguyện sẽ “giữ từng thước đất – Máu xương này con cháu vẫn khắc ghi” (Nguyễn Việt Chiến).

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021