- Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh.
+ Giúp chúng ta nhận biết rõ ràng, chính xác, cụ thể, đầy đủ về đối tượng thuyết minh.
+ Chúng ta thực lòng mong muốn truyền đạt cho người nghe song không nắm được phương pháp thuyết minh, mối quan hệ giữa phương pháp và mục đích thuyết minh thì vấn đề trình bày sẽ không đạt được hiệu quả.
Các phương pháp thuyết minh đã học ở THCS
+ Nêu định nghĩa
+ Liệt kê
+ Nêu ví dụ
+ Dùng số liệu
+ So sánh
+ Phân loại
+ Phân tích
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
a) + b) Tác giả đã sử dụng những phương pháp và tác dụng của từng phương pháp:
- Đoạn văn của Ngô Sĩ Liên trong “Đại Việt sử kí” viết về Trần Quốc Tuấn theo phương pháp liệt kê → liệt kê ra tên nhiều người tài giỏi để chứng minh cho luận điểm Trần Quốc Tuấn khéo tiến cử người hiền tài cho đất nước.
- Đoạn văn của Hàn Thủy Giang viết về thi sĩ Ba- sô theo phương pháp định nghĩa theo thời gian → người đọc lĩnh hội 1 cách cụ thể từng mốc thời gian bút danh của thi sĩ: thời kì đầu, 10 năm sau, năm 36 tuổi.
- Đoạn văn của Tạp chí Kiến thức viết về con người và con số theo phương pháp so sánh và dùng số liệu → So sánh số lượng tế bào với số dân cư trên trái đất, với phân tử, nguyên tử, các vì sao trong vũ trụ giúp người đọc có cái nhìn đa chiều, lôi cuốn người đọc hơn. Đưa ra những con số cụ thể để người đọc người nghe thấy chi tiết và thuyết phục hơn.
- Đoạn văn của Vũ Bằng “Thương nhớ mười hai” NXB văn học Hà Nội 1993, viết theo phương pháp so sánh, phân tích, giúp người đọc hình dung ra một thứ nhạc cụ đơn giản nhưng rất duyên dáng của làn điệu trống quân: So sánh với đàn kìm, đàn nhị, đàn sến…, phân tích nhạc cụ bao gồm những chi tiết nào: 1 cái hố sâu, thùng thiếc úp trên, sợi dây kẽm dài, cách chơi trò hát trống quân ra sao: cầm mảnh gỗ, gõ nhẹ vào đầu dây, dậy bật vào thùng phát ra âm thanh.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a) Thuyết minh bằng cách chú thích.
Thuyết minh bằng cách chú thích là còn phải giải thích thêm, so với thuyết minh bằng định nghĩa. Chú thích là giải thích thêm cho rõ nghĩa còn định nghĩa là giải thích nói rõ tính chất chủ yếu của sự vật, hiện tượng. Như vậy chức năng chủ yếu của chú thích là làm rõ nghĩa, chức năng của định nghĩa là làm rõ tính chất.
=> Thuyết minh bằng chú thích có:
+ Ưu điểm: linh hoạt, mềm dẻo hơn, làm rõ nghĩa thêm, dễ sử dụng hơn.
+ Nhược điểm: Chưa hiểu rõ hết tính chất của sự vật, sự việc nên độ chuẩn xác không cao.
Phương pháp định nghĩa và chú thích có những nét tương đồng, cả hai đều có cấu trúc cơ bản: A là B, ở định nghĩa thì phần B phải đạt hai yêu cầu sau: Đặt sự vật thuyết minh trong một loại lớn hơn. Chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của sự vật, phân biệt nó với sự vật cùng loại khác.... => Câu văn " Ba- Sô là bút danh" không phải dùng phương pháp định nghĩa vì Vế B không phân biệt được Ba- Sô với các nhà thơ nhà văn khác.
- Ví dụ về phương pháp chú thích:
+ Hoa tử đằng – loài hoa biểu tượng cho tình yêu bất diệt luôn có một sức hút mê hồn đến lạ.
+ Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945. Tài hoa của ông được bộc lộ qua nhiều phương diện: sáng tác, khảo cứu, dịch thuật. Với mảng sáng tác nghệ thuật, ông bộc lộ tài năng trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí. Với bất cứ thể loại nào, ông cũng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả.
b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả là nêu nguyên nhân và kết quả của nó.
- Đoạn văn viết về Ba- sô trong SGK thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả với mục đích chủ yếu tập trung giới thiệu bút danh “Ba-sô”
Nguyên nhân → Niềm say mê cây chuối
Kết quả → Bút danh Ba- sô
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói hoặc bài viết của mình, người làm văn phải căn cứ vào mục đích thuyết minh:
+ Ngô Sĩ Liên muốn nêu bật tài tiến cử người của Trần Quốc Tuấn.
+ Hàn Thùy Giang muốn nêu bút danh thi sĩ Ba- sô
+ Vũ Bằng muốn giới thiệu một nhạc cụ độc đáo.
Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Việc vận dụng phương pháp thuyết minh phải nhằm đạt tới mục đích chủ yếu là nói cho thật rõ về sự vật hay hiện tượng. Bên cạnh đó, phương pháp thuyết minh còn phải gây hứng thú và trở nên hấp dẫn đối với người nghe, người đọc.
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
Bài viết của Lê Hoàng về hoa lan Việt Nam.
+ Tác giả cho thấy sự hiểu biết một cách khoa học, chính xác và khách quan về một loài hoa mà cả phương Đông và Tây tôn quý.
+ Tác giả đã phối hợp các phương pháp thuyết minh như:
* Chú thích: “Hoa lan…loài hoa vương giả”
“Còn đối với người phương Tây… loài hoa”
* Phân loại: “Hoa lan thường được chia làm… thảm mục”
* Nêu ví dụ: “Chỉ riêng 10 loài hoa… màu sắc”
* Miêu tả: “Với cánh môi… bay lượn”
* So sánh: phong phú nhất trong thế giới của hoa, cánh hoa như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.
Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)
- Viết một đoạn thuyết minh cho người bạn nước ngoài hiểu về nghề trồng lúa nước ở nước ta.
Các bạn thân mến!
Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nền nông nghiệp trồng lúa nước. Hình ảnh cây lúa đã trở nên quá quen thuộc đối với mỗi người dân. Ông cha chúng tôi thường truyền cho nhau nghe câu ca:
Đói thì thèm thịt, thèm xôi
Đã no cơm tẻ thì thôi các đường
Đến những câu tục ngữ này:
Cơm tẻ là mẹ ruột
Cơm tẻ là sản phẩm từ hạt gạo. Hạt gạo Việt Nam vừa trắng lại dẻo thơm. Nó khác hẳn thứ bột mì, hạt bo bo và các loại tinh bột khác. Trong đó chất tinh bột chiếm 65%, chất gờlucô (đường) chiếm 25% còn lại là chất béo và các chất khác. Trên mâm cơm của người Việt không thể thiếu món cơm này. Người nông dân sẽ phải trồng lúa để có hạt gạo. Với loại giống ngắn ngày, chỉ sau ba tháng là lúa có thể thu hoạch. Cây lúa dễ sinh trưởng và phát triển. .Chúng lớn lên qua ba giai đoạn. Giai đoạn phát triển đầu tiên là giai đoạn lá hành. Sau khoảng 1 tuần là lúa bén rễ. Lúc này cây lúa thay màu lá từ màu mạ cấy chuyển sang màu lúa. Tiếp đó là đến giai đoạn phát triển. Thời gian này cần tập trung bón thúc cho lúa đẻ nhanh, nhiều rảnh. Cây lúa to dần, lá mượt, xanh mướt. Nếu là vụ chiêm, chỉ cần có trận mưa rào đầu mùa, lúa như phất cờ lên vậy. Lúa mùa thì giai đoạn đẻ nhánh vào tháng sáu đến hết tháng bảy âm lịch (vào khoảng tháng 8 dương lịch hàng năm). Giai đoạn ba là giai đoạn lúa trổ đòng, đâm bông, chắc hạt. Khi những bông lúa trĩu nặng xuống chuyển sang màu vàng thì có thể thu hoạch. Đây là lúc mong đợi nhất của người dân:
Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt cho nàng mang cơm
Từng xe lúa chín trĩu nặng theo người nông dân về thôn xóm. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế và văn hóa,hạt lúa, hạt gạo ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam, nó còn được xuất khẩu sang các nước khác.