logo

Soạn bài: Thái sư Trần Thủ Độ (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Thái sư Trần Thủ Độ (chi tiết)


Hướng dẫn Học bài

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ:

Lựa chọn 4 sự kiện và cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa một nhân cách cao đẹp: luôn giữ kỉ cương phép nước,  khích lệ và khuyến khích cấp dưới làm như mình, không để tình riêng lấn át của Trần Thủ Độ

a) Với người hặc tội mình

Thói đời, người ta thường ghét ai đó vạch tội mình, chỉ ít cũng không bằng lòng, trái lại, Trần Thủ Độ khác hẳn, ông thừa nhận trước mặt vua về người hặc tội: “đúng như lời người ấy nói” và bất ngờ “lấy tiền lụa thưởng cho anh ta”.

=> Sự thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân của Trần Thủ Độ. Ông còn khuyến khích cấp dưới trung thực dũng cảm vạch sai lầm, tội lỗi của người khác cho dù đó là bề trên của mình.

b) Với người lính giữ thềm cấm.

Ông đã khích lệ người dưới quyền của mình giữ phép nước: “Người ở cấp thấp mà biết giữ phép nước như thế ta còn trách gì nữa”, Ông quyết định lấy vàng, lụa ban thưởng cho cấp dưới rồi cho về => ông không vì tình thân mà vì kỉ cương phép nước.

c) Với những kẻ cậy nhờ xin chức tước, ông ứng xử rất tế nhị:

+ Không làm phật ý vợ

+ Đe nạt kẻ cậy nhờ xin chức tước mà bản thân không đủ tư cách đảm nhiệm.

+ Đe nạt kẻ cậy nhờ cũng để răn đe vợ mình không được dựa vào quyền thế của chồng để làm điều không đúng đắn.

d) Trần Thủ Độ góp phần chống lại thói kết bè, kéo đảng, đưa anh, em họ hàng vào nắm chức vụ trong triều đình.

=>  Chân dung Trần Thủ Độ hiện lên sắc nét: là một con người bộc trực, thẳng thắn, không vì mình, luôn giữ gìn kỉ cương phép nước,  khích lệ cấp dưới thực hiện như mình.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a) Tác giả đã tạo nên cách viết sử hấp dẫn, có nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính.

+ Trần Thủ Độ có cách xử sự đi ngược lại với dự toán của người đọc ở mỗi sự kiện.

- Với người hặc tội và người lính quân hiệu giữ thềm cấm, ta tưởng họ phải chịu những cơn thịnh nộ của Trần Thủ Độ giáng xuống đầu. Song thật bất ngờ, Trần Thủ Độ thản nhiên trả lời: “Đúng như lời người ấy nói” và “Người ở chức thấp biết giữ phép nước như thế ta còn trách gì nữa” đều ban thưởng cho cả 2 trường hợp => cách xử sự của ông làm chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bất ngờ sau kịch tính càng cao hơn bất ngờ trước.

- Sự kiện người xin chức càng giàu kịch tính hơn. Khi vợ cầu xin cho 1 người giữ chức Câu dương, Trần Thủ Độ “gật đầu và biên họ tên quê quán của người đó”. Ai cũng nghĩ là ông đã đồng ý. Bất ngờ được đẩy lên cao hơn khi “người ấy mừng chạy đến” khi được gọi tên mình. Trần Thủ Độ nói: “ngươi vì có công chúa xin cho làm chức câu đương, không ví như câu đương khác được” => dự đoán người xin chức đó sẽ được nhận ân sủng. Trần Thủ Độ buông một câu rất tự nhiên: “Phải chặt một ngón chân để phân biệt”=> “từ đó không ai dám đến thăm nhà riêng nữa”.

b) Tác giả sử dụng cách viết rất kiệm lời, không đi sâu miêu tả, phân tích tâm lí, hành động của nhân vật mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc và rõ nét.

+ Hóa giải mỗi sự kiện ngắn gọn chỉ bằng hai câu. Một câu tập trung vào lời nói của Trần Thủ Độ, một câu kể về hành động của ông. => cách viết kiệm lời nhưng vẫn tự nhiên và sâu sắc. Không có một câu ca ngợi nào nhưng vẫn nổi bật lên âm hưởng ngợi ca Trần Thủ Độ: con người cương trực, giữ nghiêm kỉ cương phép nước và khuyến khích người cấp dưới mình làm tốt.

c) Chúng ta càng tự hào về con người Việt Nam , dân tộc Việt Nam, càng quý trọng di sản văn hóa dân tộc do cha ông để lại.


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Thái sư Trần Thủ Độ (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác