logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh (chi tiết)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh (chi tiết)


ĐỀ 1: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG

Dàn ý: Thuyết minh về  chùa Thiên Mụ (Huế)

I/ MỞ BÀI: Đưa ra lời giới thiệu chung về chùa Thiên Mụ

II/ THÂN BÀI:

1. Vị trí địa lý:

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.

2. Lịch sử:

- Được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Chùa được trùng tu và cải tạo nhiều lần dưới các triều vua Nguyễn.

- Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất đất Thừa Thiên Huế (và cũng là của nước ta). Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847) xếp chùa Thiên Mụ đứng thứ 14 trong 20 cảnh đẹp của kinh thành Huế thuở xưa.

- Chùa Thiên Mụ được tọa lạc trong quần thể di tích Cố đô Huế. Quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày 11/12/1993

3. Kiến trúc:

- Một biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên. Tháp được xây dựng cao 21m, nằm ở trước chùa. Chùa gồm 7 tầng, mỗi tầng đều thờ tượng Phật, tầng trên cùng trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

- Ngoài tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, địa Địa Tạng, điện Quan Âm,.. cùng bia đá, chuông đồng.

- Chùa còn có nhiều cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật.

4. Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ:

- Toạ lạc bên dòng sông Hương thơ mộng, cùng với kiến trúc cổ kính của mình chùa Thiên Mụ đã góp phần tô điểm vào bức tranh thiên nhiên nơi đây giúp nó càng thêm duyên dáng, trang nghiêm và linh thiêng.

- Với không gian thanh tịnh và thơ mộng, du khách khi tới chùa sẽ cảm thấy tâm hồn bình thản và an nhiên. Trong phạm vi của chùa đâu đâu cũng toát lên một chút thơ, một chút mộng mơ của xứ Huế.

- Tiếng chuông chùa Thiên Mụ sớm chiều ngân nga, vang vọng, khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa không gian vắng lặng đã hấp dẫn bao nhiêu khách du lịch tới thăm quan. Đã có rất nhiều bài ca dao, điệu hò miêu tả tiếng chuông chùa.

5. Ý nghĩa của chùa Thiên Mụ

- Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương.

- Là nơi linh thiêng để con người gửi gắm niềm tin và gột rửa tâm hồn cho thanh tịnh.

- Là nguồn cảm hứng cho thơ, ca

- Là một nền văn hoá lâu đời, một niềm tự hào của dân tộc ta.

III/ KẾT BÀI

- Phát biểu cảm nghĩ của mình về ngôi chùa Thiên Mụ.

- Chùa Thiên Mụ là một di sản văn hoá của dân tộc, cần được giữ gìn và bảo vệ.


  ĐỂ 2: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOẠI HÌNH CA NHẠC (HAY SÂN KHẤU) MÀ ANH (CHỊ) HĂNG YÊU THÍCH

I/ MỞ BÀI

         Giới thiệu về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà mình định giới thiệu.

II/ THÂN BÀI

1. Giới thiệu chi tiết về đối tượng

- Đặc điểm đặc trưng để có thể dễ dàng phân biệt với những loại hình khác.

- Nguồn gốc của loại hình đó? Đặc điểm của vùng đất đó.

- Hình thức biểu diễn của loại hình ca nhạc (sân khấu): địa điểm diễn ra ở đâu? Có yêu cầu đặc biệt gì về địa điểm, sân khấu biểu diễn hay không?

- Loại hình ca nhạc (sân khấu) này yêu cầu về trang phục diễn xuất ra sao?

2. Giá trị, ý nghĩa của loại hình ca nhạc (sân khấu) này mang lại

- Ý nghĩa của loại hình ca nhạc (sân khấu)

- Giá trị tinh thần mà nó mang lại, giúp gắn kết con người với nhau và mang giúp họ cảm thấy thư giãn tâm hồn.

- Giá trị lịch sử.

- Giá trị văn hoá.

3. Sự phổ biến của loại hình này hiện nay

- Loại hình ca nhạc này có được phổ biến hay không?

- Người dân có biết về loại hình ca nhạc này, số người là bao nhiêu. Nó phổ biến với tất cả các độ tuổi, tầng lớp trong xã hội hay chỉ phổ biến trong một bộ phận nhỏ.

4. Bảo tồn và phát triển

- Nếu loại hình ca nhạc (sân khấu) này là một di sản văn hoá của dân tộc vậy thì phải bảo tồn như thế nào?

- Nếu loại hình ca nhạc (sân khấu) này chỉ là một nét đặc trưng của một vùng miền thì phải bảo tồn như thế nào?

III/ KẾT BÀI

- Cảm nghĩ của bản thân về loại hình ca nhạc (sân khấu)  trên.

- Bản thân có thể góp sức gì trong việc bảo tồn và phát triển loại hình ca nhạc (sân khấu) mà mình yêu thích.


ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ MỘT NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ (HOẶC MỘT ĐẶC SẢN, MỘT NÉT VĂN HOÁ ẨM THỰC) CỦA ĐỊA PHƯƠNG MÌNH

Đề tài: Thuyết minh về món cơm Lam

I/ MỞ BÀI:

Giới thiệu khái quát về món cơm Lam

II/ THÂN BÀI

1. Ý nghĩa của tên gọi

- Cơm lam nghĩa là cơm nướng trong ống, lam là theo cách gọi của người Thái có nghĩa là nướng.

2. Đặc trưng của món cơm Lam

- Cơm lam của đồng bào miền núi khác với cơm ăn hàng ngày, từ cách nấu đến hương vị.

- Cơm lam sẽ được nấu trong ống nứa hoặc ống tre tươi chứ không nấu trong nồi như bình thường. Những cây nứa phải còn non, sắp xoè lá, bẹ còn ốp lấy thân cân, đường kính gần bằng bắp tay là thích hợp nhất.

- Cơm ăn ngon, lạ miệng, ngoài hương thơm của gạo nếp còn mang hương vị thơm của nứa rừng qua lửa, mùi của ống cây nứa…

3. Quy trình thực hiện

- Chọn những ống nứa bánh tẻ ở giữa thân cây để dùng, một đầu ống được tiện bằng để cho gạo và nước, đầu kia giữa nguyên.

- Gạo nấu cơm lam là gạo nếp mới, thơm, sạch, được trộn một ít muối rồi đổ vào ống nứa.

- Sau khi cho gạo và nước vào ống nứa thì bịt lại rồi chất lửa xung quanh đốt chín.

- Thỉnh thoảng xoay ống cơm trong quá trình nướng để cơm được chín đều.

Khi ăn, phải chẻ bỏ bớt phần vỏ bên ngoài, chỉ để lại phần lõi bên trong

4. Ý nghĩa của cơm lam

- Cơm là món ăn đậm tính thiêng liêng, người miền núi rất coi trong cơm lam, họ dùng nó để dâng lên tổ tiên, trời đất trong những dịp lễ quan trọng.

- Đặc sản đặc trưng của đồng bào miền núi, các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Nùng, Dao,..

III/ KẾT LUẬN

Cảm nghĩ của bản thân về món cơm lam.


 ĐỀ 4: THUYẾT MINH VỀ MỘT LỄ HỘI GHI LẠI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG HOẶC THỂ HIỆN KHÍ THẾ SÔI NỔI CỦA THỜI ĐẠI

Đề tài: Thuyết minh về ngày giỗ tổ Hùng Vương

I/ MỞ BÀI:

Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Lễ hội Đền Hùng và ngày giỗ tổ Hùng Vương

II/ THÂN BÀI:

1. Ngày giỗ tổ là ngày gì?

Là ngày giỗ của vua tổ, cũng chính là ngày lên ngôi của vua khai sáng triều đại

2. Địa điểm, thời gian diễn ra

- Địa điểm:  tỉnh Phú Thọ

- Thời gian: ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm

3. Nguồn gốc của lễ giỗ tổ:

- Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Ngày giỗ tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử

4. Đặc trưng của ngày giỗ tổ, các hoạt động diễn ra trong lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương

Lễ rước kiệu, dâng hương hoa

- Các hội thi: hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dày

- Liên hoan văn nghệ, giới thiệu đặc trưng văn hoá của từng dân tộc..

- Bán hàng lưu niệm

Các hình thức văn hoá hiện đại và truyền thống được đan xen.

5. Ý nghĩa

- Là ngày thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, ngày nhớ về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

- Tháng 12/2012, tín người thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Góp phần vào việc phát triển ngành du lịch

III/ KẾT LUẬN

- Khẳng định lại ý nghĩa của lễ hội đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương.

- Một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác