logo

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (siêu ngắn)


Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Phương pháp thuyết minh- TopLoigiai


II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

+ Đoạn 1: sử dụng phương pháp nêu ví dụ.

      Thuyết minh về công lao của Trần Quốc Tuấn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và tiến cử hiền tài cho đất nước. Ở đây, tác giả sử dụng phương pháp nêu ví dụ, nêu danh những nhân tài.

+ Đoạn 2: sử dụng phương pháp nêu định nghĩa.

      Đoạn trích thuyết minh về Ba-sô và các bút danh của ông. Tác giả lý giải và chỉ ra ý nghĩa của những bút danh đó. Nhờ đó mà cách thuyết minh về ba-sô dễ hiểu hơn, rõ ràng và chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc.

+ Đoạn 3: sử dụng phương pháp dùng số liệu.

      Thuyết minh về tế bào. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp số liệu, đưa ra những con số cụ thể để chứng minh để tăng tính thuyết phục, những số liệu cụ thể, rõ ràng tạo chiều sâu cho bài viết.

+ Đoạn 4: sử dụng phương pháp phân tích.

      Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ hát trống quân bằng phương pháp phân tích. Tác giả đưa ra lý lẽ thuyết phục, xác đáng

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng chú thích:

+ Thuyết minh bằng cách chú thích có nghĩa là ngoài những thông tin cơ bản còn cung cấp thêm thông tin, số liệu, dữ liệu nào khắc nhằm bổ sung cho nội dung chi tiết, cụ thể hơn.

+ Nhược điểm: Chưa khái quát được toàn bộ nội dung hay phản ánh đầy đủ, trọn vẹn vấn đề trên nhiều khía cạnh.

+ Ưu điểm: Bổ sung thông tin, thể hiện tính linh hoạt, phong phú.

b. Trong hai mục đích ấy được nêu ra thì mục đích (2) là cốt lõi. Vì ở đây chỉ ra nguồn gốc xuất hiện bút danh của Ba- sô là do sự xuất hiện của cây chuối tiêu. Việc tác giả nhắc đến cây chuối tiêu nhằm nêu ra nguyên nhân có bút danh của Ba- sô.

+Ở đây việc yêu thích cây chuối tiêu là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba- sô.  

+ Có thể nói như vậy. Ta có thể lý giải như sau, tác giả đã thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết, có sự tương quan nhất định giữa hai đoạn văn và nêu quan điểm rằng "còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây mà ông yêu mến".

+ Hình ảnh của thi sĩ hiện lên dễ hiểu, gần gũi và cụ thể hơn III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Câu 1 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):

Phương pháp thuyết minh được lựa chọn cẩn căn chứ đến mục đích thuyết minh để chọn ra phương pháp phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất

Câu 2 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):

+ Phương pháp thuyết minh là nhằm làm nổi bật, phân tích làm cụ thể hóa mục đích thuyết minh.

+ Phương pháp thuyết minh đồng thời nhằm tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện tính đa chiều của bài viết. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng cần đảm bảo tính khách quan, chính xác và độ tin cậy.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):

  Các phương pháp thuyết minh được sử dụng:

- Phương pháp chú thích: Bổ sung những thông tin về hoa lan để người đọc có cái nhìn rộng mở, đa chiều hơn về loài hoa này.

- Phương pháp phân tích giải thích: Tác giả cung cấp kiến thức về hoa lan dựa trên những lĩnh vực cụ thể như khoa học, đưa ra lí giải khách quan, xác đáng. Từ đó người đọc có thể tiếp nhận thông tin cụ thể, rõ ràng, thuyết phục.

- Phương pháp nêu số liệu: Ngoài ra bà viết còn chỉ ra các số liệu cụ thể, chính xác không chỉ để mở rộng thông tin mà còn tăng độ tin cậy của bài.

⇒ Hiệu quả: Qua việc sử dụng kết hợp các biện pháp khác nhau trong một bài thuyết minh tác giả có thể cung cấp thông tin một cách đa chiều, đa dạng, có sự biến đổi linh hoạt, sáng tạo nên tăng tính thu hút, hấp dẫn, sinh động và độ thuyết phục của bài viết.

Câu 2 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 2):

Bước 1: Tùy vào hiểu biết và am hiểu của mình để có thể chọn đề tài thuyết minh phù hợp có thể cung cấp lượng thông tin nhiều nhất và cuốn hút nhất.

Bước 2: Xác định mục đích của bài văn thuyết minh

-Đối tượng: Bạn bè quốc tế - những người chưa hoặc không có những kiến thức nền nhất định về nghề truyền thống của Việt Nam.

+ Từ đó ta phải khẳng định được đây là ngành nghề truyền thống lâu đời của dân tộc, thể hiện nét văn hóa và bản sắc dân tộc khó trộn lẫn của đất nước mình

+ Vì vậy phải thể hiện được niềm tự hào, tôn trọng trước nền văn hóa này

+ Phải nêu ra cách bảo vệ, giữ gìn và phát huy

Bước 3: Hình thành hệ thống luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng của bài viết

Bước 4: Nhìn lại mục đich để sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp cho hiệu quả cao nhất. Có thể chọn cách kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh một lúc.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được yêu cầu của một bài văn thuyết minh, các bước làm bài văn thuyết minh và lựa chọn, vận dụng những phương pháp thuyết minh phù hợp cho bài viết của mình giàu sức thuyết phục nhất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác