logo

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)- TopLoigiai


Bố cục:

Phần 1: Từ đầu "…không cần gì cả": Giới thiệu về Tử Văn và hành động đốt đền.

Phần 2: Tiếp đến "…khó lòng thoát nạn": Việc chống lại sự gian manh của cái ác, cái xấu.

Phần 3: Tiếp đến "…không bệnh mà mất": Kết quả của quá trình đấu tranh quyết liệt, quyết tâm.

Phần 4: Đoạn còn lại: Ngô Tử Văn được phong chức phán sự đền Tản Viên.


Đọc - Hiểu


Câu 1

Có thể chọn là (b) hoặc là (e). Bởi nhìn vào các ý kiến ta thấy đáp án (e) à đáp án mở và phù hợp hơn cả. Đi sâu vào phân tích từng đáp án ta thấy mỗi đáp án chỉ đưa ra được cái nhìn trên một bình diện mà thiếu chiều sâu.

- Xét đáp án (a) có đúng nhưng chưa đủ bởi chưa nhìn nhận hành động của nhân vật trên nhiều khía cạnh. Hành động của Tử Văn xét trên bình diện khách quan thì không phải hoàn toàn sai trái.

- Xét đáp án (b) thì nó đúng với nhân vật, đúng với cá tính, tính cách mà nhân vật thể hiện.

- Xét đáp án (c) thì đây là đánh giá chủ quan hoàn toàn sai. Bởi hành động đốt đến của Tử Văn là có sự suy xét, nghĩ ngợi và tính toán chứ khong phải sự nông nổi, bồng bột. hiếu thắng. 

- Có thể chọn đáp án (e) với từng cách lý giải phù hợp, khách quan và chính xác nhất.


Câu 2

+ Đáp án phù hợp nhất cho câu hỏi này là (e): ý kiến khác và ta sẽ đưa ra kết quả là tất cả các đáp án trên đều đúng. Bởi:

Đưa chi tiết Diêm Vương xử kiện dưới âm phủ có tác dụng đặc biệt trong việc thể hiện nội dung của bài. Đầu tiên, nó thể hiện niềm tin vào một thế lực siêu nhiên ở một thế giới siêu nhiên. Cái chết là sự mở đầu tiếp theo và con người vẫn phải chịu sự trừng phạt cho hành động của mình. Thứ hai, xử kiện cho thấy sự tồn tại của công lý, công bằng trong cuộc sống, mỗi hành động sai trái đều phải trả giá đồng thời cho thấy niềm tin của con người về lẽ phải, về công lý, công bằng xã hội. Có thể khẳng định, chi tiết này đã tạo sự đột phá, khiến tình huống truyện được đẩy đến cao trào và từ đó bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật.


Câu 3

Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên là

- Khẳng định chân lý rằng cái thiện luôn chiến thắc cái ác. Sự quyết tâm, tinh thần kiên quyết đấu tranh chắc chắn sẽ khiến kẻ gian độc hay cái xấu, cái ác bị trừng trị thích đáng.

- Thể hiện ý chí quyết tâm một lòng đấu tranh. Từ đó tinh thần đấu tranh của con người được củng cố và khẳng định.  


Câu 4

Nghệ thuật kể truyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ:

+ Cách kể truyện lôi cuốn, thu hút. Ngoài việc kể đơn thuần còn lồng ghép các yếu tố ly kỳ hư ảo, kể song song giữa hai thế giới thực và ảo làm câu chuyện vừa có chiều sâu vừa có tính hấp dẫn.

+ Chọn cách kể theo trình tự thời gian nhưng không quá châm, không quá nhanh mà các chi tiết thể hiện vừa đủ. Ngoài ra, lồng ghép các yếu tố rất hợp lý, logic, truyện có cao trào nhất định.

- Cách dẫn dắt của tác giả rất linh hoạt


Câu 5 

 Nêu chủ đề của truyện.

+ Chuyện ngợi ca và thể hiện sự ngưỡng mộ với tinh thần đấu tranh quyết liệt, quyết đoán của Ngô Tử Văn.

+ Nêu lên bài học và khẳng định chân lý cuộc sống rằng cái thiện luôn chiến thắc cái ác, có tinh thần đấu tranh thì chắc chắn sẽ giành được chiến thắng.


Luyện tập


Câu 1

- Dựa vào kết thúc mở ta có thể tự do trong suy nghĩa  và cách đánh giá. Tuy nhiên, cần đảm bảo những lý lẽ thuyết phục và xác đáng thể hiện trọng tâm nội dung và giá trị của tác phẩm.

Gợi ý trả lời: Vì câu chuyện thể hiện tính nhân văn nên ta có thể chọn một kết thúc có hậu. Đó là để Tử Văn tiếp tục sống. Tử Văn rất có thể sẽ là nhân tố quan trọng góp phần thay đổi cục diện, cải thiện đời sống của nhân dân. Tử Văn sẽ đảm bảo cho nhân dân một cuộc sống yên bình, no đủ, đảm bảo công lý, công bằng xã hội và trở thành tấm gương để những người đi sau lấy đó làm động lực cố gắng.


Câu 2

Tóm tắt truyện (không quá 20 dòng)

Ngô Tử Văn là một trí thức vốn nổi tiếng khảng khái, cương trực và quyết đoán. Nhiều lần chứng kiến đến mức không chịu được sự quái đản của hồn ma một tên tướng bại trận, nên anh đã suy nghĩ, tính toán và kết quả là đốt đền thờ của hắn nhằm mục đích cao cả muốn vì dân diệt bạo. Không ngờ, tên hung thần nổi giận rồi uy hiếp sẽ kiện Tử Văn dưới âm phủ. Thế nhưng, người tốt thì có quý nhân phù trợ, Tử Văn được ân trên giúp đỡ để biết tội ác và có được cách để trừng trị tên hung bạo này. Tại phiên tòa dưới âm phủ, Tử Văn đã kiên quyết, dũng cảm luận tội, vạch trần tội lỗi của kẻ hung thần mà không hề e dè, sợ hãi. Không chỉ bằng lời nói đanh thép mà Tử Văn còn có chứng cứ minh bạch, rõ ràng. Cuối cùng, bằng tinh thần đấu tranh quyết liệt Tử Văn đã chiến thắng, cái thiện cuối cùng cũng chiến thắng, còn cái ác ắt phải bị trừng trị. Kết thúc Tử Văn được tín nhiệm và phong chức phán sự đền Tản Viên.


Nhận xét - Ý nghĩa

Học sinh nắm được

1. Nội dung: Thể hiện sự ngợi ca, tấm lòng trân trọng về tinh thần và sự quyết đoán, cương trực trong phẩm chất của Tử Văn. Ngoài ra khẳng định sự tồn tại của công bằng xã hội, có tinh thần đấu tranh thì chắc chắn giành được chiến thắng.

2. Nghệ thuật: Nội dung truyện cụ thể, cách kể lôi cuốn, hấp dẫn kết hợp các chi tiết ly kỳ - hư ảo rất phù hợp.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác