logo

Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (siêu ngắn)


Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt- TopLoigiai


I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

1. Về ngữ âm và chữ viết

a. Phát hiện lỗi về chữ viết

- giặc → giặt.

- khô dáo → khô ráo

- tiền lẽ, đỗi → tiền lẻ, đổi

b. Những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn từ toàn dân ở đoạn hội thoại:

-giời → giời

-dưng mờ→ nhưng mà

- bẩu → bảo

2. Về từ ngữ

a. Phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau

- phút chót lọt → phút chót

- truyền tụng → truyền đạt

- Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

→ Số người mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

→ Số người mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

- pha chế, điều trị → điều trị

b. Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu.

-Các câu đúng là: 2,3,và 4

-Câu 1 sai: yếu điểm -> điểm yếu

-Câu 5 sai: linh động -> sinh động

3. Về ngữ pháp

a. Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:

- Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

→ Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

→ Qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

- Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

→ Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình trở thành động lực cho lớp lớp thế hệ trẻ phấn đấu.   

b. Những câu văn đúng là 2,3,và 4

c.

– Lỗi: Nội dung không cụ thể, rời rạc, thiếu liên kết.

- Chữa lại:

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em sinh đôi nhà ông bà Vương viên ngoại. Hai chị em sở hữu cả tài lẫn sắc, ai nấy đều có phần đẹp của riêng mình. Họ cùng bố mẹ sống đầm ấm, yên bình. Nếu Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp trăng sáng, dịu dàng thì nàng Kiều lại sắc xảo với vẻ đẹp khiến thiên nhiên tạo hóa cũng phải ghen tị . Sắc thì không ai kém ai nhưng về tài thì Kiều hẳn có phần hơn Vân.

4. Về phong cách ngôn ngữ

a.
- Trong biên bản xử phạt hành chính không nên dùng từ “hoàng hôn” .

→ Sửa: Ngày 25 -10, lúc 17h30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

- Đoạn trích thuộc văn bản nghị luận. Vì vậy không nên sử dụng khẩu ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt, cần bỏ từ “hết sức là”.

→Sửa: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức cao đẹp.

b.

- Chí Phèo được khắc họa qua lời thoại với ngôn ngữ rất đa dạng, linh hoạt. Bao gồm các từ ngữ thưa gửi, đưa đẩy và cả thành ngữ, tục ngữ rất phù hợp.

- Trong lá đơn đề nghị thì các từ ngữ trên không phù hợp với văn cảnh. Lá đơn đề nghị đòi hỏi sự nghiêm túc, nghiêm chỉnh và tính khách quan trong ngôn ngữ hành chính công vụ.


II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

Câu 1 (trang 67 sgk Văn 10 Tập 2):

- Các từ đứng và quỳ được hiểu như sau

+  Đứng: sự chắc chắn, minh bạch, rõ ràng, không mập mờ dối trá

+ Quỳ: sự hèn nhát, bạc nhược, yếu hèn.  

- Thông qua cách sử dụng từ ngữ thì truyền đạt toàn bộ ý tưởng, tình cảm một cách trực quan, sinh động, cụ thể.

Câu 2 (trang 67 sgk Văn 10 Tập 2):

- Câu văn: Chúng ta luôn nằm trong chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta.

-Các biện phát tu từ được sử dụng là ẩn dụ, so sánh. Qua đó câu văn trở nên sinh động, cụ thể, tạo ra những hình dung trực quan hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời giúp câu văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn, đem đến nhiều liên tưởng thú vị ,độc đáo khác nhau.

Câu 3 (trang 67 sgk Văn 10 Tập 2):

- Việc sử dụng những biện pháp tu từ như điệp ngữ, phép đối và nhịp điệu của câu văn có tác dụng giúp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như mang âm hưởng thôi thúc, giục con người phải vội vã, nhanh chóng và quyết tâm đứng lên chống quân thù xâm lược. Thứ hai, thể hiện được khí thế hừng hực, hào hùng, có sự thuyết phục nhất định. Thứ ba, nó bộc lộ một cách rõ ràng nhất cho lý tưởng, tinh thần quyết chiến, ý chí chiến đấu của toàn thể nhân dân cả nước.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Văn 10 Tập 2):

Các từ ngữ dùng đúng gồm có: chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.

Câu 2 (trang 68 sgk Văn 10 Tập 2):

+”lớp” : cách phân biệt mọi người theo thứ bậc rõ ràng, cụ thể mang

+”hạng”: là kiểu phân biệt có tính coi thường, chê bai theo chiều hướng tiêu cực

=> Nên chọn từ “lớp” thay cho từ “hạng”.

+”phải” là từ chỉ sự bắt buộc, có tính chắc chắn và độ chính xác cao. Ở đây, “phải” có nghĩa là điều chắc chắn xảy ra nhưng không mang lại điểu tốt đẹp.

+”sẽ” chỉ việc không chắc chắn, có thể xảy ra hoặc không. Trong trường hợp này dùng từ “sẽ” là phù hợp

Câu 3 (trang 68 sgk Văn 10 Tập 2):

-Tính hợp lý, đúng đắn: Đoạn văn trình bày vấn đề bằng phương pháp diễn dịch. Do đó, nội dung được triển khai và phân tích một cách chi tiết, rõ ràng và dễ dàng hơn.

-Tính bất hợp lý:

+ Câu 1: chủ ngữ và vị ngữ còn mơ hồ, chưa rõ ràng.

+ Sử dụng từ thay thế giữa câu 2 và câu 3 chưa chính xác, không phù hợp.

Câu 4 (trang 68 sgk Văn 10 Tập 2):

-Câu văn có tính hình tượng và biểu cảm nhờ kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật và đảm bảo đúng ngữ pháp của câu. Thành phần câu gồm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ hay phụ chú đều rất cụ thể, rõ ràng.

Câu 5 (trang 68 sgk Văn 10 Tập 2):

Đọc kỹ bài viết số 4 của mình. Dựa vào kiến thức đã học và được cung cấp để tìm và sửa các lỗi trong bài.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được chính xác những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt sao cho đảm bảo đúng chuẩn mực, có sức hút và đạt hiệu quả cao nhất.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác