logo

Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh (siêu ngắn)


Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tóm tắt văn bản thuyết minh- TopLoigiai


I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh


II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh

Câu 1 (trang 69 sgk Văn 10 Tập 2):

a.

-Đối tượng thuyết minh của văn bản là nhà sàn- loại nhà quen thuộc của bộ phận miền núi nước ta.

-Đại ý của văn bản nhằm thuyết minh về nhà sàn bao gồm các nội dung: hình dáng-cấu trúc-đặc điểm…

b. Văn bản có bố cục ba phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến "văn hóa cộng đồng"): Nhà sàn nói chung và giới thiệu về mục đích sử dụng của nhà sàn.

+ Phần 2 (tiếp theo đến "bao giờ cũng phải là nhà sàn"): Gio ới thiệu những nét chung về nhà sàn như nguồn gốc ra đời, cấu tạo, công dụng.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Nhận xét về cái đẹp và truyền thống sử dụng nhà sàn.

c. Tóm tắt:

Từ xa xưa, việc xây dựng và sử dụng nhà sàn đều nhằm những mục đích cơ bản như: là nơi ở phục vụ sinh hoạt cá nhân và cộng đồng, bảo vệ con người khỏi thú dữ,… Kiến trúc nhà sàn ở mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng, song hầu hết vật liệu được dùng là tre, gỗ, lá tranh, dây mây…Trong thiết kế nhà sàn thường chia ra làm ba khoang để ở, tiếp đãi khách và một khu bếp riêng. Về việc lựa chọn khu đất phù hợp thì nhà sàn thường được xây trên địa hình không bằng phẳng nhằm mục đích đảm bảo điều kiện sống an toàn. Nhà sàn là kiểu kiến trúc nửa truyền thống, nửa hiện đại được ưa chuộng. Hiện tại, du lịch ngày càng phát triển nên nhà sàn còn được sử dụng trong phát triển du lịch.

Câu 2 (trang 70 sgk Văn 10 Tập 2):

Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh, cần:

+ Đọc và nắm được yêu cầu, mục đích của hoạt động tóm tắt

+ Nắm được nội dung văn bản chính để có những kiến thức chung nhất về đối tượng thuyết minh

+ Xác định bố cục để viết lại một cách tóm tắt nội dung chính của văn bản

+ Thực hành viết đoạn văn thuyết minh cụ thể


Luyện tập

Câu 1 (trang 71 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản:

+ Nhà thơ Ba-sô: cuộc đời và sự nghiệp

+ Thể thơ Hai-cư.

b. Bố cục 2 phần

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "M.Si-ki (1876-1902)…): Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Ba-sô.

+ Đoạn 2 (đoạn còn lại):  Kiến thức về thể thơ Hai-cư.

c. Tóm tắt phần thuyết minh về thơ Hai- cư:

 Haiku có thể coi là thể thơ đặc biệt ngắn bởi mỗi bài chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu. Thơ haiku thường chỉ diễn tả được một sự kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì, tuy là một sự việc nhưng lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau và hầu hết là tức cảnh sinh tình, dùng cảnh để đong đưa cho cảm xúc, suy tư. Thơ Haiku là sự kết hợp tuyệt vời giữa thẩm mĩ tinh tế và cảm xúc nhạy bén. Bài thơ haiku không trực tiếp nêu đánh giá, thể hiện cảm xúc mà nó khiến cho xúc cảm, ký ức của con người được phát triển và   nâng cao cả những khát vọng con người.

Câu 2 (trang 72 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Văn bản thuyết minh về Đền Ngọc Sơn - thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.

+ Sự khác biệt nằm ở đối tượng và nội dung thuyết minh.

+Lý giải cho sự khác biệt vì văn bản đã phân tích là thuyết minh về tác phẩm còn ở đây là thuyết minh về một thắng cảnh. Thứ hai về nội dung thuyết minh ngoài việc cung cấp những thông tin, tri thức về Đền Ngọc Sơn thì tác giả còn trực tiếp bày tỏ những nhận xét, đánh giá và đưa ra cảm xúc riêng của mình.

b. Tóm tắt đoạn giới thiệu Tháp Bút- Đài Nghiên:

Nhắc đến Đền Ngọc Sơn thì không thể không bỏ qua kiến trúc Tháp Bút – Đài Nghiên. Nó được xây dựng trên ngọn núi chênh vênh có tên Ngọc Bụi với dáng đứng của chiếc bút chỉ thẳng trời xanh và trên thân được khắc ba chữ “tả thanh thiên” nghĩa là viết lên trời xanh. Bên cạnh chiếc bút viết lên trời xanh là lối rẽ dẫn tới Đài Nghiên. Ở đây, Đài Nghiên được tạc hình trái đào bằng đá, trên đầu là hình ảnh ba chú ếch.


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh cần có những kiến thức, phương pháp tóm tắt và tóm lược các ý chính trong văn bản thuyết minh.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác