logo

Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Hồi trống Cổ Thành siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung)- TopLoigiai


Bố cục:

- Đoạn 1: (từ đầu đến... bảo Trương Phi ra đón hai chị): Nêu những nội dung chính trong câu chuyện bao gồm nhân vật, sự vật, sự việc, tình huống chuyện.

- Đoạn 2: (từ Trương Phi từ khi... đến... cũng phải theo ra thành): Rắc rối giữa Trương Phi và Quan Công.

- Đoạn 3: (từ " Quan Vũ trông thấy... đến... Không phải quân mã là gì kia): Sự nảy sinh và ập đến dồn dập của các biến cố.

- Đoạn 4: (từ Quan Công ngoảnh lại... đến... Thừa tướng đến bắt mày): Sái Dương xuất hiện nhằm mục đích trả thù Quan Công.

- Đoạn 5: (phần còn lại): Cuộc đụng độ giữa Quan Công và Sái Dương


Đọc - Hiểu


Câu 1

Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì:

- Vốn dĩ Trương Phi đã có khúc mắc và hiểu sai về Quan Công.

- Trương Phi tính cách luôn coi trọng tình nghĩa, đề cao đạo nghĩa lại rất dễ nổi cáu, nóng giận. Bởi thế lời nói của Quan Công càng khiến Trương Phi thêm tức giận, cho rằng lời nói đó là sự công kích, khiêu chiến.

- Trương Phi là võ tướng tính tình thẳng thắn, không thích sự vòng vo, không chấp nhận kẻ phản bội, căm thù sự dối trá.


Câu 2

Đoạn trích có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành bởi vì:

+ Chữ “hồi” trong nhan đề được hiểu là sự dằng dặc, kéo dài của tiếng trống. Tiếng trống này do Trương Phi gióng lên thể hiện ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm

+ Đây là tiếng trống có tác dụng thúc đẩy, thúc giục con người ta hành động quyết đoán hơn. Đồng thời, tiếng trống này thay cho lời thách thức, thể hiện sự khiêu chiến của Quan Công với Sái

+ Hồi trống này cũng như phương tiện để trút bầu tâm sự.Nó giải tỏa hết cho những khúc mắc, những mâu thuẫn hay nóng giận trong Trương Phi. Tất cả những cảm xúc từ xúc động, xót xa, oán trách đến thất vọng bị dồn nén bấy lâu gờ có thể bung ra, vỡ ra và tan vào từng tiếng trống cổ thành. Tiếng trống như thay cho tiếng lòng, tiếng ca cho tình nghĩa huynh đệ, cũng là tiếng ca cho tấm lòng anh em.


Câu 3 

Ý kiến đưa ra là phù hợp. Bởi bản chất tính cách của Trương Phi rất dễ nổi nóng nhưng không chỉ đơn thuần là sự nổi nóng, cáu giận trong tâm trạng mà sự nổi nóng này còn bao hàm cả sự sốt sắng, nóng lòng muốn biết, muốn tìm và muốn lý giải cho lòng mình. Ngoài ra nóng nảy nhưng vẫn rất cương trực, rất nghĩa khí và giàu tình cảm. Trong sinh hoạt đời thường người ta nói “Nóng như Trương Phi” có phần đúng nhưng không hoàn toàn. Câu nói thể hiện cái nhìn phiến diện, quá đi sâu vào sự nóng giận bên ngoài mà chưa bao hàm hết những dòng phẩm chất khác.


Câu 4 

Nếu không có chi tiết giục trống đoạn văn sẽ nhàm chán. Bởi:

+ Hồi trống có tác dụng đẩy diễn biến chuyện đi đến cao trào. Nó đẩy tình huống truyện thêm phần kịch tính và căng thẳng.

+ Tiếng trống cũng mở nút thắt cho câu chuyện, là cách giải quyết phù hợp nhất cho những khúc mắc giữa Trương Phi và Quan Công.

+ Qua hồi trống bộc lộ tính kịch tính và tinh thần đấu trí căng thẳng giữa các nhân vật.


Luyện tập


Câu 1

Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.

Đoạn trích nằm ở nửa sau hồi 28, trích từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Trên đường đưa hai chị về với Lưu Bị, Quan Vũ đã không hẹn mà gặp Trương Phi ở Cổ Thành. Hay tin Quang Vũ dẫn hai chị đến, Trương Phi vì những uẩn khúc mà hiểu lầm, lập tức giận dữ. Cơn giận lên đỉnh điểm khi Trương Phi đòi khiêu chiến, quyết đấu tử với Quan Vũ. Trùng hợp hơn với sự xuất hiện của Quan Vũ là việc Sái Dương truy đuổi Quan Vũ nhằm mục đích trả thù. Điều này càng khiến Trương Phi nổi điên và thêm phần ngờ vực. Vì lẽ đó mà hai anh em bắt đầu cuộc đấu trí tranh tài nhằm làm rõ vấn đề , hóa giải những ngi ngờ. Trương Phi đã gióng lên những hồi chuông khiêu chiến, đòi Quang Vũ lấy đầu Sái Dương để chứng minh. Kết quả, Quan Vũ đã chém đầu Sái Dương chỉ trong một nốt nhạc. Đến đây, nghe được sự tình từ các chị và tận mắt chứng kiến mọi việc thì Trương Định đã gỡ rối được những khúc mắc, hiểu lầm được xóa bỏ và nhân vật quỳ xuống lạy Quan Công.


Câu 2 

Những chi tiết thể hiện tính cách Trương Phi:

- Rất dễ nổi giận, nóng nảy nhưng rất nghĩa khí, thẳng thắn:

+ hay tin Vân Trường đưa hai chị đến thì đùng đùng nổi giận, đổi cách xưng hô mày- tao và thách thức tử chiến.

+ Tự mình đặt điều kiện và dùng hết sức lực để gióng trống khiêu khích cho Quan Công.

- Sống trượng nghĩa và giàu tình cảm: khi mọi sự sáng tỏ, khúc mắc đã rõ, hiểu lầm được hóa giải thì không ngần ngại mà khóc lạy Vân Trường.


Câu 3 

Trương Phi và Quan Công là hai cá tính đặc biệt

+ Trương Phi bản tính rất dễ nổi cáu, nóng vội.

+ Trái lại Quan Công luôn điềm tĩnh, ôn tồn, có sự kiên nhẫn và rất nhún nhường, hiểu mình, hiểu đời.

→ Dù mẫu thuẫn trong hành động nhưng họ giống nhau trong tình cảm, sống nghĩa khí và đặt chữ tình lên hàng đầu.


Nhận xét - Ý nghĩa

Học sinh hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó, nắm được sự đặc sắc trog việc xây dựng hình tượng nhân vật và đặt tình huống gây sức hút của tác giả.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác