logo

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất. Với bản soạn văn 10 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học.


Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

* Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Từ đầu…… còn lưu: giới thiệu nhân vật khách có tâm hồn phóng khoáng, tự do ngao du sơn thủy đã đến với địa danh sông Bạch Đằng, thể hiện cảm xúc của mình trước địa danh lịch sử. 

- Phần 2: Bên sông……. Ca ngợi: các bô lão kể về chiến tích huy hoàng trên sông Bạch Đằng.

- Phần 3: Tuy nhiên …… lệ chan: suy ngẫm và bình luận của nhân vật các bô lão.

- Phần 4: Còn lại: khẳng định vai trò quan trọng của con người trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Nhân vật “khách” trong bài phú chính là tác giả.

- Mục đích dạo chơi thiên nhiên của nhân vật “khách”chính là sự bày tỏ khát vọng muốn đi khắp đó đây một cách tự do vui thú cùng thiên nhiên, hòa mình trong ngày rộng, tháng dài, muốn tìm hiểu về lịch sử và những chiến công oanh liệt của dân tộc

- Nhân vật "khách" nhắc đến rất nhiều những địa danh Trung Quốc (Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng…) và những địa danh đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng..)->chứng tỏ “khách” là 1 trí giả. Những địa danh được nhắc tên đã in dấu chân của bậc trí giả. Một con người ham du ngoạn, ham học hỏi tìm hiểu lịch sử dân tộc. “Khách” là người có trí lớn, có tâm hồn phóng khoáng, tự do.

Câu 3 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Tâm trạng khách:

+ Lúc vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ: hình ảnh sóng kình xô tới mạnh mẽ tạo sự bát ngát mênh mông trong tầm mắt (muôn dặm) của người ngắm cảnh. Cái khéo của bài phú đã đem đến không gian mùa thu gợi cảm ở tháng cuối:  những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông lướt trên mặt nước trông như những chiếc đuôi trĩ dài thướt tha làm cho dòng sông cửa bể trở nên sinh động, trữ tình trong 1 ngày cuối thu.

+ Lúc thể hiện tâm trạng buồn, thương, tiếc: Cảnh hiện ra mỗi lúc 1 cụ thể qua sự hồi tưởng của khách: “khách” hồi tưởng lại những trận chiến diễn ra trên sông và hình dung ra ẩn sâu dưới đáy dòng sông là xương người và binh khí chất thành từng đống. Sự thương tiếc, buồn đau cho mất mát của cả hai bên trong cuộc chiến, giờ tất cả chỉ còn là quá khứ.

=> Chiến trận Bạch Đằng, dòng sông lịch sử đã làm cho một tính cách, một tâm hồn phóng khoáng mạnh mẽ cũng trở nên tiếc nhớ về một quá khứ oanh liệt.

Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

-  Vai trò và hình tượng của các bô lão trong bài phú: Các bô lão chính là những người dân bản địa, vừa đại diện cho tập thể vừa là sự phân thân của nhân vật trữ tình. Họ trực tiếp nghe và chứng kiến cuộc chiến, đã nói lên tiếng nói nói của lịch sử, ca bài ca vẻ vang của dân tộc.

-   Qua lời kể của các bô lão, chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên:

+ Diễn biến :

 Mở đầu: quân địch và quân ta đều tập trung dồn binh lực hùng hậu cho trận đánh quyết định.

 Về sau: cuộc chiến càng  trở nên gay cấn và quyết liệt. Không khí chiến trận căng thẳng, giằng co:

 “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”

"Trận đánh được thua chửa phân

Chiến lũy Bắc Nam chống đối

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ

Bầu trời đất chừ sắp đổi”

=>  Lời văn ngắn, nhịp văn mạnh đã góp phần tái hiện trận chiến kinh thiên, động địa.

 Sử dụng thủ pháp so sánh (so sánh trận thủy chiến Bạch Đằng ngang tầm với những trận thủy chiến oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc) và dùng các điển tích (Lã Vọng, Hàn Tín…) để làm nổi bật lên niềm tự hào của dân tộc, thể hiện tài trí của vua tôi nhà Trần.

 + Kết thúc: Chính nghĩa chiến thắng gian tà. Quân ta giành thắng lợi vẻ vang.

-   Thái độ, giọng điệu của các bô lão trong khi kể chuyện:Bộc lộ qua giọng điệu đầy nhiệt  huyết, thái độ tự hào của người dân đất Việt

-       Nhân tố nào đã quyết định sự thắng lợi:

“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở

Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”

-> Yếu tố góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc chính là dựa trên vị trí địa lý, núi non, sông ngòi hiểm trở của đất nước ta. Song nhân tố quyết định chính vẫn là yếu tố con người: là người tài đức vẹn toàn, có tâm hồn yêu nước, biết vận dụng lợi thế núi non, biết thu thập lòng người tạo sự đoàn kết chiến thắng kẻ thù.

 Câu 5 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Lời ca của các bô lão: như 1 tuyên ngôn chân lí: kẻ xấu luôn bị tiêu diệt còn anh hùng mãi được lưu danh.

- Lời ca tiếp nối của “khách”: ngợi ca tài đức của 2 vị minh quân nhà Trần, ca ngợi những chiến tích trên sông Bạch Đằng. Đề cao và khẳng định vai trò, vị trí của con người – nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại  

Câu 6 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Giá trị nghệ thuật:

+ Bài phú sử dụng các hình tượng nghệ thuật sinh động,  giọng văn hào sảng, xúc tích, sinh động, gợi cảm,kết hợp chất trữ tình và tự sự tạo nên âm hưởng hoành tráng.

+ Có bố cục chặt chẽ.

+ Sử dụng biện pháp so sánh và những điển tích sự kiện chọn lọc để nâng tầm chiến thắng vẻ vang của dân tộc

+ Dùng thủ pháp phân thân giữa nhân vật khách và nhân vật các bô lão giúp chúng ta có một cái nhìn bao quát hơn.

- Giá trị nội dung:

+ Bài phú ngợi ca lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

+ Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị của con người.


Luyện tập

Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Học thuộc một số câu trong bài phú

Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Bài thơ “Sông Bạch Đằng” của Nguyễn Sưởng và Lời ca của khách kết thúc bài phú có nét tương đồng. Cả 2 đều thể hiện niềm tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng. và cùng khẳng định yếu tố làm nên chiến thắng: vị trí địa lí và nhân tố con người. Đặc biệt là yếu tố con người.


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác