logo

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 10 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng 


Bố cục:

- Phần 1 (phần mở đầu) từ đầu đến "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!": “khách” bộc lộ cảm xúc  khi ngắm cảnh sông  Bạch Đằng và hồi tưởng lại quá khứ

- Phần 2 (phần giải thích) tiếp theo đến "Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi": những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng

- Phần 3 (phần bình luận) tiếp theo đến "Nhớ người xưa chừ lệ chan": Bình luận về những yếu tố làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng

- Phần 4 (phần kết) đoạn còn lại: Khẳng định ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất và vai trò của con người trong trang sử vàng của dân tộc.


Khái quát tác phẩm 

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

      * Bố cục 4 phần:

- Phần 1 (phần mở đầu) từ đầu đến "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!": “khách” bộc lộ cảm xúc  khi ngắm cảnh sông  Bạch Đằng và hồi tưởng lại quá khứ

- Phần 2 (phần giải thích) tiếp theo đến "Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi": những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng

- Phần 3 (phần bình luận) tiếp theo đến "Nhớ người xưa chừ lệ chan": Bình luận về những yếu tố làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng

- Phần 4 (phần kết) đoạn còn lại: Khẳng định ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất và vai trò của con người trong trang sử vàng của dân tộc.

 + Vị trí của chiến thắng sông Bạch Đằng trong lịch sử: Những chiến công trên sông Bạch Đằng là những chiến thắng quan trọng mang tính bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam: năm 938 chiến thắng trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, Trần Quốc Tuân dẹp tan quân Nguyên – Mông năm 1288,.. tất cả đã khẳng định chủ quyền và nền độc lập chủ quyền của dân tộc

+ Sông Bạch Đằng trong văn học: Sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận gắn liền với tình yêu nước, đã có rất nhiều tác phẩm viết về sông Bạch Đằng như Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang – Nguyễn Sưởng; Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi;…

Câu 2

- Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách": “khách” thăm những chiến địa để tưởng nhớ lại công lao của các vị anh hùng đã có công giúp nước, từ đó bày tỏ lòng biết ơn, ca ngợi đối với những vị anh hùng của dân tộc

- Tráng chí, tâm hồn của "khách":

+ “Khách” là bậc tao nhân có tâm hồn phóng khoáng, ung dung tự tại, ưa thích ngao du khám phá tự nhiên

+ “Khách” là người có chí lớn, mong muốn được ghé thăm, khám phá những địa danh lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…

+ “Khách” là người có tinh thần tự hào dân tộc lớn, ý thức sâu sắc về chủ quyền khi không quên nhắc tới các địa danh của đất nước: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…

Câu 3 

- Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên Bạch Đằng: đó là cảm xúc phấn khởi tự hào xen lẫn buồn thương nuối tiếc vì những giá trị cũ đã lùi vào dĩ vãng

- Lý giải lựa chọn:

+ “Khách” phấn khởi tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ của non sơn gấm vóc, nơi ghi dấu những chiến tích vẻ vang:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu”

+ “Khách” buồn thương nuối tiếc vì thời gian đã làm những dấu vết vẻ vang ấy dần phai mờ, chỉ còn lại cảnh sắc đìu hiu:

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

 Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu”

Câu 4

+ Vai trò của hình tượng các bô lão: là đối thể nói chuyện với “khách” tạo ra không gian đối đáp đặc trưng của thể phú. Đồng thời hình tượng các bô lão giúp cho những hồi tưởng quá khứ trở nên chân thật, sống động hơn bởi các bô lão là người đã chứng kiến và trải qua những sự kiện ấy.

+ Chiến tích trên sông Bạch Đằng được các bô lão kể lại một cách đầy tự hào, ngợi ca, giọng văn hào hùng trang trọng. Các chiến tích được kể từ thời “Ngô chúa” tới thời “Trùng Hưng nhị thánh”, thời buổi nào cũng khí thế ngút trời, tinh thần bất khuất. Hàng loạt những câu văn được nhấn nhá với giai điệu trầm bổng cùng phép liệt kê (thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói) kết hợp phép thậm xưng nói quá (ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, bầu trời đất chừ sắp đổi), tất cả đã khẳng định sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến với kẻ thù và lòng tự hào của “khách” khi nhắc tới những chiến công ấy.

+ Yếu tố giữ vai trò quyết định làm nên chiến thắng Bạch Đằng là yếu tố con người. Bởi con người là trung tâm, con người vận dụng những lợi thế về địa hình, không có con người tài giỏi thì sẽ không có chiến thắng nào cả

Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng

Câu 5

+ Lời ca của các bô lão: khẳng định các chân lý trong cuộc đời: sông đổ về biển lớn “luồng to sóng lớn dồn về biển Đông”, những kẻ bất nghĩa sẽ không thể tồn tại được, chỉ có anh hùng là lưu danh muôn đời “Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

+ Lời ca nối tiếp của "khách": Khẳng định những chiến thắng lịch sử được tạo nên bởi con người, những người “đức cao”, “anh minh”. Qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trong lịch sử dân tộc.

Câu 6 

- Giá trị nội dung: Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp khi đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là tiêu biểu cho thể loại phú

+ Bố cục gồm 4 phần chặt chẽ

+ Ngôn ngữ thơ trang trọng, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ linh hoạt


Luyện tập

Câu 2 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2)

- Giống nhau: Đều khẳng định chiến thắng của dân tộc và thể hiện lòng ngợi ca, niềm tự hào đối với những chiến thắng đó

- Khác nhau:

+ Thể thơ: Lời ca của “khách” sử dụng thể thơ lục bát, bài thơ “Bạch Đằng giang” sử -dụng thể thơ thất ngôn

+ Cách lý giải chiến thắng: Lời ca của khách khẳng định chiến thắng là do con người “anh minh hai vị thánh quân”, Bạch Đằng giang khẳng định chiến thẳng nửa do con người nửa do địa thế “nửa do sông núi, nửa do người”


Nhận xét - Ý nghĩa

1. Về nội dung: Cảm nhận được niềm tự hào ngợi ca của tác giả trước lịch sử đất nước và giá trị nhân văn khi đặt con người vào vị trí trung tâm.

2. Về nghệ thuật: Phân tích được đặc sắc nghệ thuật của thể phú thông qua tác phẩm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác