logo

Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)

icon_facebook

Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)


I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

a. Mục đích của lập luận trong đoạn văn: Nay các ông (giặc Minh) không hiểu thời thế lại dối trá, Tức là "kẻ thất phu hèn kém" thì làm sao cùng nói việc binh được.

b. Các luận cứ  đều là lý lẽ. Đều xuất phát từ một chân lí tổng quát: "Người dùng binh giỏi là là ở chỗ biết xét thời thế..." mà suy ra hai hệ quả:

  + " được thời có thế thì biến mất làm cong, hoá nhỏ làm lớn"

  + " mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển thành nguy"

Đó chính là cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông không biết thời thế cầm chắc thất bại.

c. Khái niệm:

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng  nhằm dẫn dắt người nghe, đọc đến một kết luận nào đó mà người nói, viết cần đạt tới


II. Cách xây dựng lập luận

1. Xác định luận điểm

- Luận điểm : Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

* Ví dụ: Văn bản Chữ ta

a. Bài văn bàn về cách gìn giữ chữ ta, thái độ tự tôn, tự trọng  của dân tộc trong thời hội nhập.

- Quan điểm của tác giả: Chỉ sử dụng tiếng nước ngoài khi thực sự cần thiết.

b. Có hai luận điểm:

 + Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các biển hiệu quảng cáo ở nước ta.

 +Có những trường hợp báo chí đưa tiếng nước ngoài vào bài viết một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc trong nước.

2. Tìm luận cứ

- Luận cứ là các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm.

Xét ví dụ: sgk

a. Tìm luận cứ cho mỗi luận điểm:

*) Luận cứ cho luận điểm 1:

- Chữ nước ngoài ở Hàn Quốc, nếu có trên các bảng hiệu, luôn nhỏ hơn so với chữ Triều Tiên

- " trong khi đó ở ta đi đâu nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài còn lớn hơn cả chữ Việt"

*)  Luận cứ cho luận điểm 2:

- Rất ít bài báo ở Hàn Quốc viết bằng tiếng nước ngoài, trừ 1 số trường hợp thật cần thiết.

- Trong khi đó ở ta, khá nhiều báo ... tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho oai trong khi đó người đọc trong nước bị thiệt mấy trang thông tin.

b. Tất cả luận cứ đều là thực tế mà tác giả nhìn thấy.

 3. Lựa chọn phương pháp lập luận.

- Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ và thuyết phục.

 a. Ví dụ:

+ Ví dụ ở phần I: Lập luận theo phương pháp diễn dịch, và quan hệ nhân quả.

+ Ví dụ ở phần II: Lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

b. Một số phương pháp lập luận thường gặp: so sánh tương đồng, phản đề, loại suy...


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

- Các luận cứ của lập luận:

+ Luận cứ 1: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người..., đề cao những quan hệ đạo đức,đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

+ Luận cứ 2: Chủ nghĩa nhân đạo được biểu hiện qua các tác phẩm cụ thể: cáo bệnh bảo mọi người, tỏ lòng, đại cáo bình ngô, tùng, cảnh ngày hè, ghét chuột, nhàn, chinh phụ ngâm, chùm thơ tự  tình của Hồ Xuân Hương, truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên,..."

+ Phương pháp lập luận: tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch, đi từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Luận cứ của các luận điểm:

a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích

- Sách là kho tàng kiến thức khổng lồ, cung cấp cho chúng ta những tri thức của các lĩnh vực đời sống.

- Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân về trình độ hiểu biết, về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết

- Giúp vun đắp tình cảm, dạy chúng ta làm người, hoàn thiện nhân cách.

- Sách còn dùng để giải trí

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

Có ba dạng ô nhiễm môi trường chính:

- Ô nhiễm môi trường đất: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

- Ô nhiễm môi trường nước: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

- Ô nhiễm môi trường không khí: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, giàu hình ảnh và cảm xúc

- Văn học dân gian bắt đầu, tồn tại và phát triển qua hình thức truyền miệng: từ người này sang người khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ đời này sang đời khác, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác,…

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.

Tham khảo:

Sách không những là kho tàng kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, mà nó còn là một trong những phương tiện giải trí. Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, bên cạnh các hình thức như: chơi game, đi du lịch, nghe nhạc, tham gia các câu lạc bộ, xem phim, lướt mạng... thì sách cũng là một trong những phương tiện giải trí giúp bạn thoải mái, thư giãn đầu óc sau những lúc căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống. Bạn có thể chọn những câu chuyện cười, những mẩu chuyện vui, ý nghĩa, nhẹ nhàng giúp cho đầu óc thư thái và được nghỉ ngơi. Đọc sách là hình thức giải trí tiết kiệm chi phí. Với tình hình công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay thì việc đọc vô vàn cuốn sách không có gì là khó. Chúng ta không cần phải bỏ tiền mua mà vẫn có thể ở nhà hay bất cứ đâu cũng có thể đọc được những cuốn sách mà mình yêu thích.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads