logo

Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận

 Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)

 Soạn bài: Lập luận trong văn nghị luận (siêu ngắn)


I. Khái niệm về lập luận

a, Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?

Trả lời: Khẳng định cần phải hiểu thời thế mới có thể dùng binh được nhằm khuyên nhủ người nghe cần biết nắm rõ thời thế để có thể dùng binh được

b, Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?

Trả lời: Để dẫn tới kết luận trên, tác giả đã sử dụng các luận cứ:

- Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế

- Được thời có thế thì biến mất làm còn

- Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu

c, Hãy cho biết thế nào là một lập luận.

Trả lời: lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.


II. Cách xây dựng lập luận

1. Xác định luận điểm

- Bài văn nghị luận trên bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng quốc ngữ

- Quan điểm của tác giả là nên sử dụng tối đa tiếng quốc ngữ, chỉ sử dụng tiếng nước ngoài khi thực sự cần thiết

- Bài văn có hai luận điểm:

+ Tiếng nước ngoài đang chiếm nhiều vị trí hơn, lấn át tiếng tiếng Việt trên các biển hiệu, quảng cáo tại Việt Nam

+ Các trường hợp báo chí lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng tiếng nước ngoài theo “mốt” khiến người đọc trong nước bị hụt mấy trang thông tin

2. Tìm luận cứ

Đọc đoạn trích "Thư dụ Vương Thông lần nữa" (Trang 109 SGK Ngữ văn 10 T2) và văn bản "Chữ ta" (Trang 110 SGK Ngữ văn 10 T2) và trả lời các câu hỏi:

a, Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.

* Luận cứ của đoạn trích "Thư dụ Vương Thông lần nữa":

- Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.

- Được thời có thế thì biến mất làm còn.

- Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu.

* Luận cứ của văn bản "Chữ ta":

- Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài đang chiếm nhiều vị trí hơn, lấn át tiếng tiếng Việt trên các biển hiệu, quảng cáo tại Việt Nam

 + Ở Hàn Quốc, khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.

+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì chỉ in nhỏ và đặt dưới chữ Triều tiên, đi đâu cũng nổi bật chữ Triều Tiên

+ Ở một vài thành phố ở nước ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh…. có lúc ngỡ như lạc sang một nước khác.

- Luận điểm 2: Các trường hợp báo chí lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng tiếng nước ngoài theo “mốt” khiến người đọc trong nước bị thiệt mấy trang thông tin

+ Báo chí ở Hàn Quốc có nhiều loại, có báo in bằng tiếng nước ngoài rất đẹp, nhưng hầu hết các tờ báo phát hành trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài.

+ Ở ta, khá nhiều bảo, kể cả báo của một số ngành nhà nước cũng lạm dụng tiếng nước ngoài khiến cho người đọc trong nước bị thiệt mấy trang thông tin.

b, Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

- Các luận cứ ở đoạn trích "Thư dụ Vương Thông lần nữa" đều là luận cứ lí lẽ.

- Các luận cứ ở văn bản "Chữ ta" đều là bằng chứng thực tế, là những điều người viết mắt thấy tai nghe khi đi công tác ở Xơ-un viết lại.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

a, Hãy đọc lại hai ngữ liệu trên, xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng.

- Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả: tác giả nêu quan điểm khái quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xem thời thế mà thôi” rồi từ đó sử dụng lý lẽ để chứng minh nhận định này

- Văn bản "Chữ ta" lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập: Tác giả nêu luận cứ, trực tiếp so sánh thực trạng Việt Nam, Hàn Quốc, cuối cùng tóm lại nhấn mạnh cần có thái độ tự trọng trong việc sử dụng chữ quốc ngữ

b, Một số phương pháp lập luận thường gặp: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp nêu phản đề, phương pháp quan hệ nhân – quả, phương pháp loại suy,...


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2)

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.

- Luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về mặt phẩm chất, tài năng, đề cao quan hệ đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

- Dẫn chứng thực tế: biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý, những sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,....

- Phương pháp lập luận: quy nạp.

Câu 2 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2)

a, Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích

- Sách cung cấp tri thức sâu rộng về nhiều mặt trong đời sống

- Đọc sách giúp ta rèn luyện tâm hồn, bồi đắp cho tâm hồn mình thêm phong phú

- Đọc sách giúp ta mở rộng vốn từ, giúp chúng ta có thể diễn đạt tốt hơn trong đời sống hàng ngày

b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

- Không khí ô nhiễm do khói bụi thải ra từ các nhà máy, phương tiện giao thông

- Đất đai nhiễm chất hóa học do sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp, xói mòn sạt lở do lũ lụt mà không có rừng phòng hộ

- Môi trường nước ô nhiễm nặng nề do nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt trực tiếp đổ ra sông

c, Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng

- Văn học dân gian là tác phẩm của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

- Văn học dân gian được truyền từ đời này sang đời khác

- Lấy dẫn chứng

Câu 3 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 2)

Đoạn văn mẫu:

Môi trường là nơi con người sinh sống, bao gồm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải từ các nhà máy trực thiếp thải vào bầu không trung, khí thải từ các loại phương tiện giao thông, các thiết bị làm lạnh khiến cho tầng ozone có nguy cơ bị thủng, gây hậu quả là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, el nino. Môi trường đất cũng đang bị ảnh hưởng không kém. Con người sử dụng đất đai để canh tác, sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp làm ảnh hưởng đến độ dinh dưỡng tự nhiên của đất, nhưng lại không có biện pháp cải tạo đất. Bên cạnh đó, hiện tượng phá rừng phòng hộ cũng khiến đất ở những nơi đầu nguồn bị sạt lở, xói mòn do lũ lụt. Không chỉ thế, môi trường nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đều bị thải trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lý. Hay những tai nạn tràn dầu trên biển làm môi trường nước biển bị ô nhiễm nặng nề. Tất cả đều là những vấn đề nghiêm trọng đáng quan tâm. Nếu con người không có những biện pháp cứng rắn ngay từ hôm nay, thì hành tinh xanh này, môi trường sống của chúng ta sẽ bị phá hủy mãi mãi và dẫn đến cái chết cho toàn nhân loại.

Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác