logo

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 10 hay nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tìm hiểu tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Đền chùa từ trước đến nay là chốn tâm linh thiêng liêng của người dân. Nhưng Tử Văn lại đi đốt đền bởi vì trong làng của Tử Văn có ngôi đền rất thiêng nhưng đền lại bị hồn ma của một tên tướng bại trận Bắc triều đến đánh đuổi thổ công, hối lộ các thần miếu bên cạnh bênh vực mình, gieo rắc tai vạ, tác oai, tác quái cả một vùng. Thấy sự gian tà, Tử Văn không chịu được mới tức giận châm lửa đốt đền => Tử Văn là con người bộc trực, dũng cảm, thấy bất bình muốn ra tay trừ hại cho dân. Hồn ma của tên tướng bại trận còn tượng trưng cho giặc ngoại xâm, tiêu diệt hồn ma chính là hành động thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, bảo vệ nhân dân nước Việt.

=> Chọn phương án trả lời b + d.

Câu 2 (trang 60-61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: con người (Tử Văn) - thần linh, ma quỷ:

+ Ý nghĩa: thiện luôn thắng ác, chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.

+ Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, đòi công lí, trọng công lí chưa thực hiện được.

+ Thế lực thần linh ma quỷ: tượng trưng cho thế lực phong kiến cường quyền, bá đạo thời Nguyễn Dữ, chuyên hãm hại dân lành

+ Tố cáo tội ác của giặc Minh, chết đi rồi vẫn còn gây nên tội ác

=> chọn tất cả 4 ý (a), (b), (c), (d).

Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán Sự đền Tản Viên có ý nghĩa:

- Sự trả ơn và thưởng công xứng đáng

- Là tấm gương để mọi người noi theo và học tập

- Khẳng định chính nghĩa thắng gian tà

- Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ

- Cổ vũ, khuyến khích mọi người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, giành công lý.

- Ca ngợi phẩm chất đáng quý của kẻ sĩ nước Việt

Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Tạo nên các yếu tố thần kì, hấp dẫn cùng với Cách dẫn dắt truyện khéo léo với lối tả và kể sinh động lôi cuốn...

+ Nhắc đến thần linh (thổ công, đức thánh, Tản Viên).

+ Nhắc đến ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc, quỷ sứ)

+ Đốt đền xong Tử Văn phát bệnh, quỷ sứ bắt Tử Văn đi.

+ Viên Bách hộ họ Thôi bị đầy xuống ngục Cửu u

+ Tử Văn đến nhà mới biết mình chết hai ngày

- Truyện có kết cấu chặt chẽ bằng cách xây dựng tình huống liên kết với nhau, tạo ra xung đột ngày càng gay gắt:

+ Tử Văn đốt đền → Thấy mình sốt nóng → thấy tên Bách hộ họ Thôi đến trách móc và thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự thật → Bệnh Tử văn nghiêm trọng bị quỷ thần bắt đi giải đến chỗ “tội sâu ác nặng”, với quang cảnh “gió tranh, sông xám, hơi lạnh thấu xương, mấy vạn quỷ dạ xoa mắt xanh tóc đỏ” canh giữ → Thấy Từ Văn, Diêm Vương quát mắng → Tử Văn trả lời cứng cỏi, không nhún nhường, bình tĩnh kể lại sự việc. Câu chuyện kết thúc khi sự thật phơi bày, công lí được thực hiện, kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện đều được đền đáp.

Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Miêu tả người trí thức Tử Văn có tính tình cương trực, dũng cảm có hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí, giành chiến thắng.


Luyện tập

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Có thể chọn Tử Văn không chết để khi già gần trăm tuổi qua đời được nhận chức phán sự đền Tản Viên. Nếu kết thúc như trong truyện, Tử Văn đồng ý chết để nhận chức ở cõi âm thì sẽ có người cho rằng vì tham quan chức tước mà bỏ cõi trần cuộc sống hạnh phúc thực sự thì không nên.

Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ sống khẳng khái, thẳng thắn và trung thực, đã đốt ngôi đền vốn do một tên hung thần Bách hộ họ Thôi chiếm giữ (một tên tướng bại trận của giặc Minh) để trừ hại cho dân, tên Bách hộ họ Thôi hiện về đe dọa Tử Văn. Song Tử Văn được thổ thần (chủ trì ngôi đền bị tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi đuổi đi) báo cho biết sự thật và mách bảo cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Tử Văn đã dũng cảm vạch tội tên Bách hộ họ Thôi với đầy đủ chứng cớ, buộc hắn phải cúi đầu nhận tội. Thổ thần được phục chức và tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên.


Tổng kết tác phẩm

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác