logo

Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 10 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  • Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (chi tiết)
  • Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (siêu ngắn)

Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến "không cần gì cả": ngắn gọn về lai lịch của Tử Văn và việc hắn đốt đền

- Phần 2: Đoạn tiếp theo đến "khó lòng thoát nạn":  Tử Văn gặp gỡ tên tướng giặc gian ác

- Phần 3: Tiếp theo đến "không bệnh mà mất": Cuộc xử kiện tại âm phủ và phần thắng đã thuộc về công lý, chính nghĩa.

- Phần 4: Đoạn còn lại: mô tả Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên.


Tóm tắt

Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang, tính tình vốn cương trực, khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể làm ngơ. Trong làng có một ngôi đền thiêng vốn là do Thổ công cai quản nhưng lại bị một tên hồn ma tướng giặc cướp mất. Hắn làm điều gian ác tai ngược trong cuộc sống của nhân dân. Không cam chịu cảnh đó, Tử Văn quyết định đốt đền. Tên hồn ma tướng giặc giả làm thổ công tới đe dọa Tử Văn nhưng Tử Văn không sợ. Vì sự gian ác của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn bị bắt xuống Minh ti và bị tra khảo. Dưới Minh ti, Tử Văn vẫn cứng cỏi, kiên quyết đứng về phía công lý và lẽ phải cùng người dân lương thiện. Được Thổ công giúp đỡ, Tử Văn thắng cuộc trong cuộc xử kiện ở Minh ti. Diêm Vương cho Tử Văn được sống lại. Thổ công vì cảm kích bản lĩnh và khí chất khảng khái của Tử Văn nên mời Tử Văn tới nhận chức phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời, sau đó không bệnh mà chết. Có người thấy Tử Văn ngồi trên xe ngựa lẫn trong làn sương mù chỉ chắp tay thi lễ, không nói lời nào rồi thoắt cái cưỡi gió mà biến mất.

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài                              

Câu 1 

- Đáp án đúng: B, D

- Giải thích:

+ Đáp án A là đáp án sai bởi Ngô Tử Văn không muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân mà chỉ muốn thức tỉnh nhân dân khỏi việc thờ cúng hồn ma tên giặc xâm lược xảo trá

+ Đáp án C sai bởi vì hành động của  Tử Văn là sự đấu tranh vì cái thiện và nhân dân chứ không phải do tính hiếu thắng của tuổi trẻ

Câu 2

- Có thể thấy: chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết chứa đựng tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết đó vừa cho ta thấy niềm tin của nhân dân về một thế giới sau cái chết, vừa mang ý nghĩa khuyên răn con người cần sống làm việc thiện. Chi tiết đó cũng bộc lộ khát vọng công lý mãnh liệt của con người và có niềm tin rằng công lý có thể chưa được thực hiện ở cõi trần nhưng vẫn luôn tồn tại. Đối với kết cấu truyện thì chi tiết này đẩy xung đột truyện lên cao trào và đó là cơ hội để Tử Văn bộc lộ bản lĩnh, khí phách

⇒ Chọn E. Ý kiến khác ( ý kiến: tất cả đều đúng)

Câu 3 

Ý nghĩa:

+ Khẳng định lẽ phải luôn chiến thắng

+ Khẳng định những người chiến đấu vì lẽ phải sẽ luôn nhận được thành quả xứng đáng

+ Khích lệ con người biết đứng lên đấu tranh vì lẽ phải

Câu 4 

Nghệ thuật truyện:

+ Câu chuyện có cốt truyện rõ ràng, tình huống cao trào, kịch tính với nút thắt và nút mở hợp lý từ đó giúp nhân vật bộc lộ rõ đặc điểm tính cách

+ Truyện kết hợp hài hòa giữa yếu tố thực và yếu tố kỳ ảo tạo nên hấp dẫn cho người đọc, giúp người đọc cảm thấy chân thực và có thể dễ dàng tiếp nhận các bài học về luân lý, đạo đức thông qua truyện

Câu 5 

Chủ đề truyện:

+ Truyện đề cao cái thiện, đề cao tinh thần kháng khái, dũng cảm, mạnh dạn đấu tranh cho cái thiện của trí thức nước Việt – Ngô Tử Văn

+ Tác phẩm thể hiện niềm tin của con người vào công lý và sự chính nghĩa: công lý luôn tồn tại và chính nghĩa luôn chiến thắng cái ác


Luyện tập

Câu 1 (trang 61 sgk Văn 10 Tập 2)

Gợi ý trả lời: Học sinh có thể tự chọn cách kết theo logic và sự giải thích của cá nhân, đảm bảo hợp lý và đảm bảo tính nhân văn, giá trị của tác phẩm.

Gợi ý trả lời: Chọn kết thúc khác: Với kết thúc khác, Tử Văn vẫn tiếp tục sống ở cõi trần và trở thành vị quan thanh liêm giúp dân. Lựa chọn kết thúc như vậy vì nếu Tử Văn tiếp tục sống và trở thành vị quan vì nhân dân, công lý sẽ tồn tại ở cõi trần và đời sống nhân dân được tốt lên theo từng ngày, sẽ ngày càng có nhiều người mạnh mẽ, dám đứng lên vì công lý như Tử Văn.

Câu 2 (trang 61 sgk Văn 10 Tập 2)

Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang, tính tình vốn cương trực, khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể làm ngơ. Trong làng có một ngôi đền thiêng vốn là do Thổ công cai quản nhưng lại bị một tên hồn ma tướng giặc cướp mất. Hắn làm điều gian ác tai ngược trong cuộc sống của nhân dân. Không cam chịu cảnh đó, Tử Văn quyết định đốt đền. Tên hồn ma tướng giặc giả làm thổ công tới đe dọa Tử Văn nhưng Tử Văn không sợ. Vì sự gian ác của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn bị bắt xuống Minh ti và bị tra khảo. Dưới Minh ti, Tử Văn vẫn cứng cỏi, kiên quyết đứng về phía công lý và lẽ phải cùng người dân lương thiện. Được Thổ công giúp đỡ, Tử Văn thắng cuộc trong cuộc xử kiện ở Minh ti. Diêm Vương cho Tử Văn được sống lại. Thổ công vì cảm kích bản lĩnh và khí chất khảng khái của Tử Văn nên mời Tử Văn tới nhận chức phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời, sau đó không bệnh mà chết. Có người thấy Tử Văn ngồi trên xe ngựa lẫn trong làn sương mù chỉ chắp tay thi lễ, không nói lời nào rồi thoắt cái cưỡi gió mà biến mất.


Nhận xét - Ý nghĩa

1. Nội dung: Tác phẩm đề cao tinh thần khẳng khái, chính trực dám đấu tranh vì cái thiện của Ngô Tử Văn, và thể hiện niềm tin vào công lý và chính nghĩa.

2. Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, tình huống truyện kịch tính, hấp dẫn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác