logo

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (chi tiết)


Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (chi tiết)


I. Đoạn văn thuyết minh

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a. Đoạn văn: là tập hợp những câu văn diễn đạt một ý hoàn chỉnh, thống nhất. Các câu trong đoạn có mối liên kết chặt chẽ với nhau tập trung làm sáng tỏ một chủ đề duy nhất. Đoạn văn tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chấm xuống dòng.

b. Một đoạn văn cần đảm bảo cả bốn yêu cầu sau:

   + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

   + Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

   + Diễn đạt chính xác và trong sáng.

   + Gợi cảm, hùng hồn.

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh có sự giống, khác nhau:

- Giống nhau: đều tập chung làm sáng tỏ một chủ đề, các câu liên kết chặt chẽ với nhau, đáp ứng đúng cấu trúc một đoạn văn.

- Khác nhau: Đoạn văn thuyết  minh phải căn cứ vào mục đích để có các phương pháp: ví dụ, giải thích, liệt kê, định nghĩa, so sánh, phân tích. Trong khi đó tự sự là kể lại, dùng nhiều câu kể, tả, diễn dịch, quy nạp,...

Có sự giống và khác nhau như vậy vì phụ thuộc vào mục đích sử dụng: Nếu chúng ta muốn kể về sự việc thì chọn dùng văn tự sự, muốn giới thiệu về sự vật để người nghe, người đọc hiểu là chủ yếu thì ta chọn văn thuyết minh.

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Số lượng phần chính của đoạn thuyết minh hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh. Có ít nhất 2 phần chính trong đoạn văn. Ví dụ thuyết minh lại buổi sinh hoạt cuối tuần ở lớp thì các phần chính gồm 2 phần:

- Nhận định về tình hình lớp trong tuần

+ Tinh thần ý thức trong học tập

+ Điểm số

+ Gương tiêu biểu

+ Hiện tượng cần phê phán

- Phương hướng tuần tới

- Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh. Vì sự sắp xếp đó tuân thủ theo kết cấu logic của văn bản thuyết minh, giúp cho đoạn văn trở nên mạch lạc, rõ ràng và lôi cuốn, hấp dẫn người đọc  hơn.


II. Viết đoạn văn thuyết minh

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tham khảo dàn ý đại cương cho bài thuyết minh về tác phẩm văn học “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Du.

a. Mở bài:

 Nêu một số nét chung về tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài:

- Nguyễn Trãi dựa vào đâu để đưa ra luận đề chính nghĩa?

+ Tư tưởng nhân nghĩa

+ Quyền tự chủ độc lập

- Nguyên nhân và quá trình chinh phục thắng lợi

+ Âm mưu và tội ác kẻ thù

+ Lấy chí nhân thay cường bạo

+ Khắc phục gian nan

+ Quyết tâm chiến đấu

+ Chiến đấu thắng lợi

- Tuyên bố cho toàn dân tộc biết thắng lợi vĩ đại

+ Khẳng định chủ quyền độc lập trên toàn vẹn lãnh thổ

+ Tác giả rút ra bài học lịch sử

c. Kết bài:

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 2 (trang 62-63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tham khảo đoạn văn trong bài thuyết minh tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:

Nguyễn Trãi được biết đến là một danh nhân văn hóa mang tầm cỡ nhân loại. Văn chương của ông hội tụ cả hai nguồn cảm hứng lớn là tư tưởng nhân nghĩa và lí tưởng anh hùng. “Bình Ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu bậc nhất của ông. Nó được ví như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Tác phẩm có bố cục chặt chẽ, chia làm 4 phần. Phần 1: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của Đại Việt. Phần 2: vạch trần âm mưu, thủ đoạn và hành động tàn bạo của quân giặc. Phần 3: nêu diễn biến của cuộc chiến đấu giữa ta và địch. Phần 4: Tuyên cáo chung để toàn dân biết thắng lợi trọng đại, khẳng định hòa bình trên toàn lãnh thổ và rút ra bài học lịch sử. Bài cáo thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt và khẳng định chủ quyền của dân tộc ta sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn đã viết trên lớp.

Câu 2 (trang 63 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Bài văn tham khảo

 Chỉ hai tiếng “Kinh Bắc” thôi đã đủ gợi lại cho mỗi người Việt chúng ta một quá vãng đẹp, hào hùng có lúc đến bi tráng, một không gian xa mà vẫn biêng biếc gần gũi chan chứa yêu thương của dân tộc.

 Trên đầu, nghe vi vút tiếng bay ngựa sắt đưa Thánh Gióng về Trời, một ông Gióng đánh tan giặc xâm lược vừa xong đã trút bỏ giáp trụ mà đằng vân.

  Về phía Tây, dòng Tiêu Tương còn mãi mãi vẳng lên tiếng hát Trương Chi “Người thì thậm xấu” hẳn lời ca vẫn da diết yêu, ai oán nhớ, ta vẫn nghe dòng lệ Mị Nương ràn rụa rơi xuống chén gỗ bạch đàn như một điệu hồ cầm tiếc hận đằng đẵng và thương xót không cùng.

  Hãy tạm kể từ khi có một ông vua do Hòa thượng Lý Khánh Văn chùa Tiêu Sơn “nhặt” được ở một cái bọc ai đặt vào xó cổng chùa lúc chập tối, nhà sư mở bọc thấy một chú bé sơ sinh còn đỏ hỏn, đem về nuôi đến lớn khôn, dạy chú bé cả văn cả võ, đến năm chú 17 tuổi, hòa thượng đưa cậu con nuôi ấy vào Hoa Lư làm lính, trải hơn mười lăm năm đánh đông dẹp bắc, có đức độ lớn, tài năng và chí khí cao, người dũng sĩ anh hùng ấy đã được quân dân và các hiền sĩ, các tăng lữ tôn vinh lên ngôi nối nghiệp nhà Tiền Lê đã suy tàn do hôn quân bạo chúa Lê Ngọa Triều coi máu người như nước lã.

  Lý Thái Tổ mở đầu một triều đại, một thời kỳ quốc gia đủ mạnh, một chính thể đường bệ với rường muối vững vàng, có nền văn hóa văn minh và nhân văn cao đẹp rạng rỡ.

  Có thể nói Lý Công Uẩn là ông vua duy nhất trong lịch sử dân tộc được dân “bầu” lên, một bậc minh quân tài trí với đức độ của Phật Thích Ca, đã xây dựng nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Từ khi vua Lý rời đô từ Hoa Lư ra đến mép dòng sông lớn Hồng Hà đặt tên kinh đô là Thăng Long, vâng, chỉ tạm kể từ đó thôi, vùng Kinh Bắc đã được các triều đại kế tiếp (Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, Trịnh) gọi là “phên dậu của Kinh kỳ”.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác