logo

Soạn bài: Câu cá mùa thu (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Câu cá mùa thu

Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Câu cá mùa thu


Câu 1

Điểm nhìn của tác giả xuất phát từ chiếc thuyền câu, nhìn ra mặt ao, bầu trời, ngõ vắng rồi lại trở về ao thu. Đây là một cái nhìn khái quát, bao quát được cả không gian từ gần ra xa, rồi lại về gần, mở ra không gian mùa thu được miêu tả tỉ mỉ, sinh động, có cả chiều rộng, chiều sâu, chiều cao.


Câu 2 

Không khí mùa thu được Nguyễn Khuyến gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Các hình ảnh chủ đạo đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc như ao thu, thuyền câu, bầu trời, ngõ trúc. Bằng việc sử dụng các từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ tính chất: nước “trong veo”, “sóng biếc”, trời “xanh ngắt”,  các từ gợi tả đường nét: sóng “ hơi gợn tí”, lá vàng “ khẽ đưa vèo”, “tầng mây lơ lửng”, Nguyễn Khuyến đã vẽ lên bức tranh mùa thu ở làng quê Bắc Bộ bình dị với không gian mở ra có cả chiều sâu, chiều cao, chiều rộng, có cả màu sắc, âm thanh, đường nét hài hòa. Một bức tranh mùa thu nên thơ, yên bình.


Câu 3

          Nguyễn Khuyến đã sử dụng các tính từ: vắng teo, trong veo, khẽ đưa vèo, hơi gợn tí, lơ lửng, cách miêu tả cảnh vật trong trạng thái ngừng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ gợi lên không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn. Cuối bài thơ vang lên một tiếng động duy nhất “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Nguyễn Khuyến đã sử dụng thành công bút pháp lấy động tả tĩnh. Âm thanh vang lên không làm phá vỡ cái tĩnh lặng, mà nó càng khẳng định cái tĩnh lặng của không gian.

        Không gian là cái nền để nhân vật trữ tình dãi bày. Nguyễn Khuyến lấy việc câu cá làm cái cớ để bộc lộ nỗi niềm bản thân. Người đi câu cá, nhưng tâm không để vào việc câu cá, mà chìm đắm vào tâm sự. Đó là nỗi lòng của con người tha thiết yêu nước, từ bỏ quan trường về với bình yên.


Câu 4

          Bài thơ bộc lộ tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến trong cách gieo vần. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên, tạo thành âm hưởng cuốn hút. Tác giả sử dụng vần “eo” 5 lần trong những câu bắt buộc (1,2,4,6,8): trong veo, bé tẻo teo, đưa vèo, vắng teo, chân bèo đã góp phần diễn tả cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại.


Câu 5 

          Cả bài thơ nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện duy nhất một lần vào cuối bài thơ: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”.Trong tư thế của người đi câu, ta cảm tưởng Nguyễn Khuyến đang thanh thản khi rời khỏi vòng danh lợi, trở về với thiên nhiên làng quê, nhưng trong đó là nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Qua đó, dù tác giả không bộc lộ trực tiếp bất kỳ cảm xúc nào, ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu nước thầm kín mà sâu sắc của Nguyễn Khuyến.


LUYỆN TẬP


Câu 1 

        Bài thơ “Câu cá mùa thu” đã khẳng định tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng nắm bắt được những chuyển động của đất trời, vạn vật khi đất trời vào thu: cái “rơi vèo” của lá, “hơi gợn” của sóng, cái “lơ lửng” của mây… Nguyễn Khuyến đã vẽ nên tranh làng quê Bắc Bộ mùa thu tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến sử dụng thành công ngôn ngữ lấy động tả tĩnh, cùng với sự linh hoạt của ngôn ngữ, hư từ hay thực từ vừa vẽ ngoại cảnh vừa khắc họa tâm tình, kết hợp với việc khai thác tối đa vỏ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo-teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác