logo

Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận


I. PHÂN TÍCH ĐỀ

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Đề có định hướng cụ thể: Đề 1

- Đề đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai: Đề 2 và 3

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 tập 1):

Vấn đề nghị luận:

Đề 1: Vấn đề cần nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

Đề 2: Vấn đề cần nghị luận: tâm sự của Hồ Xuân Hương. Đây là một khía cạnh nội dung của bài thơ, yêu cầu người viết phải cụ thể hóa được “tâm sự” của Hồ Xuân Hương thành các luận điểm.

Đề 3: Đề bài chỉ cho đối tượng nghị luận là bài thơ Thu Điếu, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn Tập 1)

Đề 1: Dẫn chứng, tư liệu là những hiểu biết cá nhân mình trong đời sống.

Đề 2: Giới hạn là tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

Đề 3: Giới hạn và tư liệu là những cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu.


II. LẬP DÀN Ý

1. Xác lập luận điểm.

2. Xác lập luận cứ.

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.


III. LUYỆN TẬP 

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

1. Phân tích đề:

- Đề bài thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Phạm vi dẫn chứng: Dẫn chứng lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh được thể hiện qua hai khía cạnh:

+ Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của phủ chúa Trịnh

+ Khắc họa Trịnh Cán ốm yếu là minh chứng cho sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đằng Ngoài.

b, Thân bài

- Bức tranh về cuộc sống xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo ở phủ Chúa:

+ Quang cảnh cực kỳ xa hoa, tráng lệ, đủ mọi cảnh vật trên đời nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

+ Cung cách sinh hoạt thoạt nhìn trang nghiêm nhưng đầy kiểu cách.

- Trịnh Cán sống trong nhung lụa, giàu sang, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên cơ thể yếu nhược, không có sức sống.

- Đánh giá: thái độ phê phán của Lê Hữu Trác, đồng thời là dự cảm về sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê- Trịnh thế kỷ XVIII.

c, Kết bài:

- Nêu nhận xét khái quát.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm Bánh trôi nước và Tự tình II.

1. Phân tích đề:

- Vấn đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình II.

- Phạm vi dẫn chứng: Ngôn ngữ, những câu thơ trong hai bài thơ.

- Thao tác lập luận: phân tích và bình luận.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b, Thân bài

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hòa.

+ Tất cả các từ đều là từ thuần việt, dễ hiểu nhưng lại tạo âm điệu cho bài thơ không thua kém gì sử dụng các từ hán việt và thơ Đường luật.

+Sử dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ, điển tích dân gian.

Lấy dẫn chứng từ hai bài thơ.

- Đánh giá: Hai bài thơ đã khẳng định tài năng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác thơ ca. Sự sáng tạo không ngừng nghỉ của bà đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của thơ Hồ Xuân Hương, xứng đáng với danh hiệu “bà chúa thơ Nôm”.

c, Kết bài

Nêu nhận xét, khẳng định vấn đề

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác