logo

Soạn bài: Phân tích đề,lập dàn ý bài văn nghị luận (chi tiết)


Soạn văn 11: Phân tích đề,lập dàn ý bài văn nghị luận


Hướng dẫn học bài

Câu 1:

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể (hình thức cố định, cụ thể  đề nổi), còn đề 2 và 3 không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai nên là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng viết bài.

Câu 2:

Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:

- Đề 1: Suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II.

- Đề 3: Vẻ đẹp trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Câu 3 :

Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:

- Đề 1: dẫn chứng đời sống xã hội là chủ yếu.

- Đề 2: dẫn chứng văn học liên quan đến nội dung và nghệ thuật trong bài Từ tình II của Hồ Xuân Hương là chủ yếu

- Đề 3: dẫn chứng văn học liên quan đến nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến là chủ yếu


II. Lập dàn ý

Các luận điềm chính của mỗi đề cần triển khai:

- Đề 1:

+ Cái mạnh của người Việt Nam: thông minh và nhạy bén với cái mới

+ Cái yếu của người Việt Nam: lỗ hổng về kiến thức và khả năng thực hành sáng tạo

- Đề 2: 

+ Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương: nỗi cô đơn và sự lỡ làng

+ Khát vọng sống mạnh mẽ: Sự phẫn uất và khát vọng trong cảnh chung chồng

- Đề 3: 

Học sinh tự chọn một vẻ đẹp mà em thấy ấn tượng.


III.Luyện tập

Đề 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Phân tích đề: Đề có 4 điểm chính cần lưu ý

- Dạng đề có định hướng rõ ràng, dạng nghị luận văn học.

- Vấn đề: Giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Phạm vi dẫn chứng: chủ yếu tập trung vào đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Thao tác lập luận: phân tích

b. Lập dàn ý

A, Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

- Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí trong phú Chúa: quanh cảnh xa hoa, tráng lệ, quyền uy tột bậc, cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách, thiếu sinh khí (thế tử Trịnh Cán).

- Thái độ phê phán, mỉa mai mà thấm thía cùng những dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỉ XVIII.

B, Thân bài

- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa:

    + Quang cảnh nơi phủ Chúa hiện lên cực kì đậm nét xa hoa, tráng lệ nhà vua chúa và không kém phần thâm nghiêm

    + Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

    + Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách

- Chân dung thế tử Trịnh Cán

- Thái độ của tác giả: phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa, dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỉ XVIII.

C, Kết bài: khái quát lại vấn đề

Đề 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a. Phân tích đề

- Vấn đề nghị luận được đặt ra trong đề bài là ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình của Hồ Xuân Hương.

- Phạm vi dẫn chứng: tập trung vào các từ ngữ giản dị, các từ thuần Việt, các câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

- Thao thác nghị luận: phân tích kết hợp bình luận.

b. Lập dàn ý

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề

B, Thân bài:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện tự nhiên mà linh loạt, hài hòa:    + Góp phần nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học

+ sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.   

+ Việc vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian... của dân tộc làm phong phú thêm vốn từ vốn ngữ nghĩa mà bài thơ biểu thị.

- Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung →Hồ Xuân Hương hoàn toàn xứng danh Bà chúa thơ Nôm

C, Kết bài: khái quát lại vấn đề

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác