logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 2: Một số lực thường gặp

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 2: Một số lực thường gặp có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 2: Một số lực thường gặp


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 2 Cánh diều

Câu 1: Kéo một lực F theo phương ngang để một vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc không đổi. Biết vật có khối lượng m, hệ số ma sát trượt là µ thì:

A. F > μmg.

B. F < μmg.

C. F = μmg.

D. F ≥ 2 μmg.

Câu 2: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì:

A. Khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đổi.

B. Khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật thay đổi.

C. Khối lượng và trọng lượng đều giảm.

D. Khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.

Câu 3: Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là mA và mB; mA> mB , đặt trên mặt đất.

A. Lực do vật A hút Trái Đất lớn hơn lực do vật B hút Trái Đất.

B. Lực do vật A hút vật B lớn hơn lực do vật B hút vật A.

C. Lực do vật A hút Trái Đất nhỏ hơn lực do vật B hút Trái Đất.

D. Lực do Trái Đất hút vật A bằng lực do Trái Đất hút vật B.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai:

Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:

A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.

B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.

D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 2: Một số lực thường gặp

Câu 5: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

D. Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 6: Cặp lực nào là cặp lực cân bằng trong 4 cặp lực sau:

(a) Lực của động cơ ô tô khi ô tô chuyển động và trọng lực của ô tô.

(b) Trọng lực của quả cam trên một đĩa cân và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.

(c) Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

(d) Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

A. a và b.

B. c và d.

C. b, c và d.

D. d.

Câu 7: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt trăng và do Mặt trăng tác dụng lên Trái Đất?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

C. Lực do Trái Đất hút Mặt trăng mạnh hơn.

D. Đây là hai lực cân bằng.

Câu 8: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.

B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Câu 9: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì

A. Khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đối.

B. Khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật giảm đi.

C. Khối lượng và trọng lượng đều giảm.

D. Khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai:

Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:

A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.

B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.

D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.

Câu 11: Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

A. hợp lực của các lực đặt vào vật không đổi.

B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.

C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu 12: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.

B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Câu 13: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng:

A. Không đổi.

B. Giảm xuống.

C. Tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.

D. Tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

Câu 14: Lực hấp dẫn do một hòn đá ờ trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng cùa hòn dá,

B. Nhỏ hơn trọng lượng cùa hòn đá.

C. Bằng trọng lượng cùa hòn đá.

D. Bằng 0.

Câu 15: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.

B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.

C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

D. Không có lực.

2. Soạn Vật lí 10 Bài 2 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 2: Một số lực thường gặp


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 2 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 2: Một số lực thường gặp

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022