logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính?

A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.

B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.

C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.

D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước.

Câu 2: Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:

A. Là cặp lực cân bằng.

B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.

C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.

D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 3: Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

A. Lực người tác dụng vào xe 

B. Lực mà xe tác dụng vào người

C. Lực người tác dụng vào mặt đất 

D. Lực mặt đất tác dụng vào người.

Câu 4: Một lực có độ lớn 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng?

A. 32 m/s2.

B. 0,005 m/s2.

C. 3,2 m/s2.

D. 5 m/s2.

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Câu 5: Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

A. Chuyển động thẳng đều mãi.

B. Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc.

C. Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.

D. Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng: 

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ

A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.

C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Câu 7: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

- Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính.

- Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.

- Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn trạng thái cân bằng.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng nhất?

A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.

C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.

D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu 10: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

A. Trọng lương. 

B. Khối lượng. 

C. Vận tốc. 

D. Lực.

Câu 11: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

C. Vật chuyển động thẳng đều.

D. Vật chuyển động rơi tự do.

Câu 12: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì:

A. Vật dừng lại ngay.

B. Vật đổi hướng chuyển động.

C. Vật tiếp tục chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.

D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 13: Theo định luật I Niu-tơn thì?

A. Với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.

B. Một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác.

C. Một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.

D. Mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.

Câu 14: Một lực có độ lớn 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là

A. 2m

B. 0,5m

C. 4m

D. 1m

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên .

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.

2. Soạn Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022