logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5 Cánh diều

Câu 1: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.

D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Câu 2: Hai lực cân bằng không thể:

A. Cùng hướng. 

B. Cùng phương. 

C. Cùng giá. 

D. Cùng độ lớn.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng:

A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều

B. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng

C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động

D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng

Câu 4: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

A. 7 N.

B. 5 N.

C. 1 N.

D. 12 N.

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là

A. 90o

B. 30o

C. 45o

D. 60o 

Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực:

A. Là phân tích một lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của lực ấy.

B. Là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.

C. Là tổng hợp nhiều lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.

D. Là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng các lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.

Câu 7: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 8: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu sau đây là sai?

A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. 

B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.

D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Câu 9: Cho vật được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lực do thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N. Khối lượng vật là

A. 2,5 kg.

B. 5 kg.

C. 7,5 kg.

D. 10 kg.

Câu 10: Lực và phản lực của nó luôn

A. Khác nhau về bản chất.

B. Xuất hiện và mất đi đồng thời.

C. Cùng hướng với nhau.

D. Cân bằng nhau

Câu 11: Gió tác dụng vào buồm một lực có

A. Phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. Phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. Phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. Phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Câu 12: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?

A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.

B. Vật có khối lượng lớn hay bé.

C. Tương tác giữa vật này lên vật khác. 

D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

Câu 13: Cặp lực - phản lực không có tính chất nào sau đây?

A. Là cặp lực trực đối

B. Tác dụng vào 2 vật khác nhau.

C. Xuất hiện thành cặp.

D. Là cặp lực cân bằng. 

Câu 14: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực?

A. Cân Rô – béc – van      

B. Lực kế

C. Nhiệt kế      

D. Thước

Câu 15: Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?

A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.

B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.

C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.

D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tất cả các vectơ lực thành phần.

2. Soạn Vật lí 10 Bài 5 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 5 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022