logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều

Câu 1: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.

A. Khối lượng riêng của vật càng tăng

B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.

C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.

D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.

Câu 2: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 8000 N/m2.

B. 2000 N/m2.

C. 6000 N/m2.

D. 60000 N/m2.

Câu 3: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m . Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu

A. 16N

B. 10N

C. 12N

D. 11N 

Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 5: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p = d/h  

B. p = d.h  

C. p = d.V      

D. p = h/d

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Câu 6: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. 

Câu 7: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng

Câu 9: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B. Chỉ cần dùng một lực kế.

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Câu 11: Chọn đáp án đúng. Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:

A. Đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng

B. Đường kính trong của ống và tính chất của thành ống

C. Tính chất của chất lỏng và của thành ống

D. Đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống

Câu 12: Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là:

A. Pa (Pascan).

B. kg/m3.

C. mmHg (milimét thủy ngân).

D. atm (atmôtphe).

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 15: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

2. Soạn Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022