logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 4: Chuyển động biến đổi


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều

Câu 1: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:

A. 0,6 km.

B. 1,2 km.

C. 1,8 km

D. 2,4 km

Câu 2:: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là

A. 4 m.

B. 3 m.

C. 2 m.

D. 1 m.

Câu 3: Gia tốc là một đại lượng: 

A. Đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc 

B. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc 

C. Vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động 

D. Vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai:

A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác thì bằng nhau.

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 4: Chuyển động biến đổi

Câu 5: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì: 
A. v luôn luôn dương.

B.  a luôn luôn dương.

C. a luôn luôn cùng dấu với v.

D. a luôn luôn ngược dấu với v.

Câu 6: Chọn đáp án sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì 

A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

C. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

D.  Gia tốc là đại lượng không đổi.

Câu 7: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?

A. Vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (+).

B. Vận tốc là hằng số; gia tốc có độ lớn khác không và không thay đổi.

C. Vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-).

D. Vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+)

Câu 8: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:

A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.

B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.

C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.

D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.

Câu 9: Một ôtô chuyển động thẳng đang tăng tốc từ vận tốc ban đầu v0 = 10,8 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14 m. Tính gia tốc của xe

A. 1,8 m/s2.

B. -1,8 m/s2.

C. 2 m/s2.

D. - 2 m/s2

Câu 10: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể:

A. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).

B. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).

C. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).

D. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.

Câu 11: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là

A. 7 m/s.

B. 5 m/s.

C. 6 m/s.

D. 7,6 m/s.

Câu 12: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu 2 m/s, gia tốc 4 m/s2 

A. Vận tốc của vật sau 2 s là 8 m/s.

B. Quãng đường đi được sau 5 s là 60 m.

C. Vật đạt vận tốc 20 m/s sau 4 s.

D. Sau khi đi được 10 m, vận tốc của vật là 64 m/s.

Câu 13: Một chiếc xe chạy trên đường thẳng với vận tốc ban đầu là 12 m/s và gia tốc không đổi là 3 m/s2 trong thời gian 2 s. Quãng đường xe chạy được trong khoảng thời gian này là

A. 30 m.

B. 36 m.

C. 24 m.

D. 18 m.

Câu 14: Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây là đúng?

A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v.

B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau.

D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v.

Câu 15: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?

A. Hướng lên trên nếu v > 0.

B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.

C. Song song với trục vận tốc Ov.

D. Song song với trục thời gian Ot.

2. Soạn Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 4 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 4: Chuyển động biến đổi

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022