logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Vật lí 10 Cánh diều.

Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian


1. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều

Câu 1: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì? 

A. Đường cong 

B. Đường thẳng 

C. Đường tròn 

D. Đường gấp khúc

Câu 2: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là:

A. 2,5 m/s2.

B. 5 m/s2.

C. 7,5 m/s2.

D. 12,5 m/s2.

Câu 3: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Câu 4: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?

A. 10 m/s.

B. 20 m/s.

C. 15 m/s.

D. Không xác định được vì thiếu dữ kiện.

Câu 5: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:

A. 1,5 m/s2.

B. 2 m/s2.

C. 0,5 m/s2.

D. 2,5 m/s2.

Câu 6: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Câu 7: Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

A. Độ nhanh chậm của chuyển động

B. Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

C. Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

D. Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật

Câu 8: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa gia tốc và vận tốc là

A. Đường hình sin

B. Đường elip

C. Đường thẳng

D. Đường hypebol

Câu 9: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Câu 10: Đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc của vật là

A. Vận tốc

B. Quãng đường

C. Gia tốc 

D. Tốc độ trung bình

Câu 11: Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.

A. – 0,6 m/s2 

B. 23 m/s2

C. 0,6 m/s2

D. 11 m/s2

Câu 12: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là:

A. 8 m/s.

B. 10 m/s.

C. 12 m/s.

D. 14 m/s.

Câu 13: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là

A. 5 m/s.

B. 10 m/s.

C. 15 m/s.

D. 20 m/s

Câu 14: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?

A. Gia tốc.

B. Độ dịch chuyển.

C. Quãng đường.

D. Vận tốc. 

Câu 15: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?

[Sách mới] Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

A. 2,5 m/s2

B. – 2,5 m/s2

C. 0 m/s2

D. 5 m/s2

2. Soạn Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều 

>>> Soạn Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian


3. Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3 Cánh diều

>>> Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022