logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 CTST: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 10 CTST Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo 

Câu 1: Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là:

A. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị

B. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản

C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

D. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Đáp án: C

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4 CTST: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu 2: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của

A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.

B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng, cá nhân.

C. Cơ quan Nhà nước; tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, cơ quan văn hoá; thông tin đại chúng và cá nhân.

D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng và cá nhân.

Đáp án: C

Câu 3: Công nghiệp hóa bao gồm: 

A. Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí;

B. Thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; 

C. Nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?

A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản.

B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.

C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

Đáp án: D

Câu 5: Các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào đối với Sử học? 

A. Tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người được quảng bá. 

B. Giá trị và truyền thống lịch sử-văn hóa được củng cố, truyền lại cho thế hệ sau. 

C. Đóng góp một phần kinh phí để đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử- văn hóa. 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.

B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.

C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.

D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

Đáp án: C

Câu 7: Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

A. di sản văn hoá đặc biệt.

B. di sản văn hoá quốc gia.

C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

Đáp án: B

Câu 8: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì? 

A. Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 

B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa

C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 9: Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.

B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.

C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.

D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

Đáp án: D

Câu 10: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.

B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Đáp án: D

Câu 11: Lịch sử và văn hoá có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?

A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.

B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá.

C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

D. Quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hoá.

Đáp án: D

Câu 12: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?

A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” 

B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật”, mà di tích lịch sử -văn hóa vốn có. 

C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.

D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ. 

Đáp án: A

2. Soạn Lịch sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo 

>>> Soạn Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

3. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo 

>>> Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022