logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 CTST: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Tổng hợp các câu hỏi Trắc nghiệm Lịch sử 10 CTST Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát nội dung Sách mới Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo 

Câu 1: Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra vì:

A. Phụ thuộc vào nhu cầu năng lực của người tìm hiểu lịch sử.

B. Phụ thuộc vào điều kiện và phương pháp tìm hiểu lịch sử.

C. Phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 CTST: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Câu 2: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

A. toàn diện, cụ thể và chính xác.

B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.

C. cụ thể và đơn giản.

D. đơn giản và hiệu quả.

Đáp án: A

Câu 3: Sử liệu là gì?

A. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ: lịch sử tự nhiên, lịch sử vũ trụ,…

B. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.

C. Toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.

D. Không có đáp án đúng

Đáp án: C

Câu 4: Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng

A. hợp nhất.

B. liên kết.

C. nghiên cứu độc lập.

D. hợp nhất từng ngành.

Đáp án: B

Câu 5: Sử học là gì?

A. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người

B. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.

C. Sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

D. Lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người.

Đáp án: A

Câu 6: Giá trị quan trọng của Sử học với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thể hiện qua nội dung nào dưới đây:

A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trò hình thành, phát triển.

C. Rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ cở phát triển trong tương lai.

D. Góp phần cung cấp những tri thức, kĩ thuật và xử lý dữ liệu, hỗ trợ các phương pháp tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

Đáp án: C

Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết sử liệu đó thuộc loại sử liệu nào:

[Sách mới] Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 CTST: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946)
- Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu chữ viết

B. Sử liệu gián tiếp và sử liệu chữ viết

C. Sử liệu trực tiếp và sử liệu hiện vật

D. Sử liệu gián tiếp và sử liệu truyền miệng

Đáp án: A

Câu 8: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

A. Sự sáng tạo.

B. Tính kỉ luật.

C. Tính cộng đồng.

D. Sự liên kết.

Đáp án: A

Câu 9: Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:

A. Thống kê danh mục sử liệu, sưu tầm sử liệu.

B. Sưu tầm sử liệu, Xử lí thông tin sử liệu.

C. Thống kê danh mục sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.

D. Sưu tầm sử liệu, đọc sử liệu.

Đáp án: B

Câu 10: Sử liệu được phân chia theo nhiều cách, gồm:

A. Căn cứ vào hình thức, đặc điểm

B. Căn cứ vào niên đại, tính chất.

C. Căn cứ vào hình thức, tính chất.

D. Căn cứ vào đặc điểm, niên đại.

Đáp án: C

Câu 11: Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?

A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.

D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

Đáp án: D

Câu 12: Việc sử dụng tri thức từ ngành khoa học tự nhiên để nghiên cứu, giúp Sử học thực hiện được chức năng, nhiệm vụ nào?

A. Khoa học.

B. Kinh tế.

C. Chính trị.

D. Xã hội.

Đáp án: A

Câu 13: Nguyên tắc cơ bản của sử học là:

A. Chính xác, trung thực, tiến bộ

B. Khách quan, trung thực, nhân văn và tiến bộ

C. Tự hào, chủ quan, trung thực

D. Tái hiện, khách quan, nhân văn và tiến bộ.

Đáp án: B

Câu 14: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:

A. Toàn bộ quá khứ của loài người.

B. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ: lịch sử tự nhiên, lịch sử vũ trụ,…

C. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.

D. Lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người.

Đáp án: A

2. Soạn Lịch sử 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo 

>>> Soạn Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

3. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo 

>>> Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022