logo

[Sách mới] Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3 KNTT: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Sách mới Hóa 10 Bài 3 KNTT: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử có đáp án đầy đủ và chính xác nhất bám sát Nội dung Sách mới Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
 


1. Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3 Kết nối tri thức

Câu 1: Vùng không gian xung quanh hạt nhân tìm thấy electron có thể hình dung như một đám mây electron, được gọi là

A. Phân lớp electron.

B. Cấu hình electron.

C. Orbital nguyên tử.

D. Lớp vỏ electron.

Câu 2: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 3: Orbital nguyên tử được kí hiệu là

A. AO.

B. SO.

C. CO.

D. AS.

Câu 4: Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào?

A. Electron chuyển động rất nhanh, theo một quỹ đạo xác định.

B. Electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.

C. Electron chuyển động rất chậm, không theo quỹ đạo xác định.

D. Electron chuyển động rất chậm, theo một quỹ đạo xác định.

Câu 5: Theo nguyên lí loại trừ Pauli (Pau-li), trong 1 orbital chỉ chứa tối đa

A. 3 electron có chiều tự quay giống nhau.

B. 3 electron, trong đó có 2 electronc có chiều tự quay giống nhau.

C. 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.

D. 2 electron có chiều tự quay giống nhau.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo các mức năng lượng từ thấp đến cao.

B. Những electron ở lớp gần hạt nhân bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân, vì thế có năng lượng thấp hơn so với những electron ở lớp xa hạt nhân.

C. Các electron thuộc cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

D. Lớp electron thứ ba (n = 3) kí hiệu là L.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các orbital s có dạng hình cầu và orbital p có dạng hình số 8 nổi.

B. Các orbital s có dạng hình số 8 nổi và orbital p có dạng hình cầu.

C. Các orbital s có dạng hình bầu dục và orbital p có dạng hình số 8 nổi.

D. Các orbital s có dạng hình số 8 nổi và orbital p có dạng hình bầu dục.

Câu 8: Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng

A. Bằng nhau.

B. Gần bằng nhau.

C. Khác nhau và sắp xếp theo mức năng lượng từ cao đến thấp.

D. Khác nhau và sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp đến cao.

Câu 9: Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p là

A. 2.

B. 6.

C. 10.

D. 14.

Câu 10: Các orbital trong nguyên tử được phân loại dựa trên

A. Sự khác nhau về xác xuất tìm thấy electron ở mỗi vị trí xung quanh hạt nhân.

B. Sự khác nhau về số electron ở mỗi lớp.

C. Sự khác nhau về mức năng lượng của các electron.

D. Sự khác nhau về hình dạng và sự định hướng của orbital trong nguyên tử.

Câu 11: Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa trong lớp M là

A. 2.

B. 8.

C. 18.

D. 24.

Câu 12: Ứng với lớp M(n = 3) có bao nhiêu phân lớp:

A. 3      

B. 4

C. 6

D. 9

Câu 13: Nguyên tử potassium (Z = 19) là

A. Nguyên tố s.

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d.

D. Nguyên tố f.

Câu 14: Lớp electron thứ hai có

A. Một phân lớp, được kí hiệu là 1s.

B. Có 2 phân lớp, được kí hiệu là 2s và 2p.

C. Có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.

D. Có 4 phân lớp, được kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.

Câu 15: Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là

A. Nguyên tố khí hiếm.

B. Nguyên tố phi kim.

C. Nguyên tố kim loại.

D. Nguyên tố phóng xạ.

Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

A. 1+.

B. 2+

C. 3+.    

D. 4+.

Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 16. Nguyên tố X là

A. Nguyên tố kim loại.

B. Nguyên tố phi kim.

C. Nguyên tố khí hiếm.

D. Nguyên tố phóng xạ.

Câu 18: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là: 

A. 6

B. 8

C. 14

D. 16

Câu 19: Hình dạng của obitan p là gì?

A. Hình tròn

B. Hình số 8 nổi cân đối

C. Hình cầu

D. Hình bầu dục

Câu 20: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.    

D. 4.

Câu 21: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

A. 2.    

B. 4.

C. 6.

D. 8.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

a. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau.

b. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian.

c. Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.

d. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px là như nhau.

e. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.

Các khẳng định đúng là:

A. a, b, c

B. b và c

C. a, b, e

D. a, b, c, e


2. Soạn Hóa 10 Bài 3 Kết nối tri thức

>>> Soạn Hóa 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử


3. Lý thuyết Hóa 10 Bài 3 Kết nối tri thức

>>> Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

icon-date
Xuất bản : 12/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022