Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Vương Tài Phú
Giáo viên Toán với 4 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Vương Tài Phú
Giáo viên Toán với 4 năm kinh nghiệm
Tổng hợp Khái niệm Quy tắc dấu ngoặc và Quy tắc chuyển vế, Ví dụ cùng với cách sắp xếp thứ tự thực hiện các phép tính. Hãy cùng thầy Phú toploigiai khám phá và tìm hiểu những kiến thức bổ ích qua bài viết chi tiết dưới đây!
Quy tắc dấu ngoặc:
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "−"đứng trước, ta phải đối dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "−"thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "−". Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Ví dụ:
−(3−14+22)=−3+14−22
31+(34−76)=31+34−76
- Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
Dạng 1. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức
- Áp dụng tính chất của đẳng thức, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế rồi thực hiện phép tính với các số đã biết.
Dạng 2. Tính các tổng đại số
- Thay đổi vị trí số hạng, áp dụng quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế một cách thích hợp rồi làm phép tính.
Ví dụ 1. Tìm x:
a) x + 90 = 190;
b) x + 5 = 13 - x.
Lời giải:
a) Ta có:
x + 90 = 190
x = 190 - 90
x = 100
b) Ta có:
x + 5 = 13 - x
x + x = 13 - 5
2x = 8
x = 8 : 2
x = 4
Ví dụ 2: Tìm x:
a) |x| = 5;
b) m - x = 2, m ∈ ℤ.
Lời giải:
a) Có hai số có giá trị tuyệt đối là 5 là 5 và -5.
|x| = 5 suy ra x = 5 hoặc x = -5.
b) Ta có:
m - x = 2
m - 2 = x
Suy ra x = m - 2.
– Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
• Nếu biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
• Nếu biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, ta thực hiện:
Luỹ thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ
– Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc:
() → [] → {}