logo

Quan điểm nào sau đây là của Tuân Tử?

icon_facebook

Tuân Tử (Tiếng Trung: 荀子) (316 TCN – 237 TCN) tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cùng với Mạnh Tử, ông là một trong những người nổi bật nhất trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử.


Trắc nghiệm: Quan điểm nào sau đây là của Tuân Tử?

A. Con người tính thiện

B. Người quân tử không nên quan tâm đến quyền lực

C. Con người thiên hướng lười biếng và ác

D. Bậc trượng phu là người can đảm

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Con người thiên hướng lười biếng và ác

Quan điểm của Tuân Tử là con người thiên hướng lười biếng và ác.


Kiến thức tham khảo về Tuân Tử


1. Tuân Tử là ai?

Tuân Tử (Tiếng Trung: 荀子) (316 TCN – 237 TCN) tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cùng với Mạnh Tử, ông là một trong những người nổi bật nhất trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử. Tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng lớn trong việc vận hành của chính quyền dưới thời nhà Hán, nhưng có ít ảnh hưởng hơn so với tư tưởng của Mạnh Tử dưới thời nhà Đường.

Quan điểm nào sau đây là của Tuân Tử?

Tuân Tử nghiên cứu những nhà tư tưởng như Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Huệ Thi, Công Tôn Long, Thân Bất Hại. Ông có sử dụng một số thuật ngữ của Đạo giáo, mặc dù không ủng hộ triết lý này. Ông là thầy của hai nhà Pháp gia nổi tiếng là Hàn Phi và Lý Tư.


2. Tư tưởng của Tuân Tử

- Đứng trên lập trường cơ bản là duy vật, Tuân Huống đã tổng kết, kế thừa có phê phán tất cả các trào lưu tư tưởng trước đó trên tất cả các phương diện vũ trụ quan, biện chứng pháp, nhận thức luận, luân lý xã hội... xây dựng nên học thuyết của mình. Có thể nói ông là người tổng kết lịch sử tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc. Tuân Huống đề cập tới nhiều vấn đề, mỗi vấn đề đều được ông bàn rất sâu sắc, sau đây chúng ta chỉ điểm qua một số vấn đề chính trong hệ thống học thuyết của ông.

+ Về bản thể luận: Thời kỳ Chiến Quốc có một đặc điểm khá phổ biến là các khái niệm có tính duy vật trước kia đã bị xuyên tạc, giải thích sai đi, biến thành duy tâm (chẳng hạn khái niệm "Đạo" của Lão Tử có tính duy vật, bị Trang Tử biến thành duy tâm; quan niệm Ngũ hành ban đầu có tính duy vật, bị Trâu Diễn thần bí hóa, phục vụ cho chủ nghĩa duy tâm...). Nhưng Tuân Huống lại khác, về bản thể luận, ông đã kiên quyêt chống lại chủ nghĩa duy tâm, không dùng những khái niệm cũ (như Đạo, Âm - Dương, Ngũ hành,...) để xây dựng học thuyết của mình.

+ Về nhận thức luận: Trên quan điểm duy vật về bản thể luận, Tuân Huống đã giải quyết đúng vấn đề cơ bản của triết học: hình thể có trước rồi sau mới sinh ra ý thức và tình cảm. Ông khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được quy luật ("Trật tự") khách quan của giới tự nhiên. Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người trước hết bắt đầu từ kinh nghiệm cảm quan do các giác quan đưa lại, mỗi giác quan đều có tính năng riêng biệt phản ánh một mặt, hiện tượng nào đó của sự vật bên ngoài, do vậy muốn nhận thức đúng, sâu sắc còn cần phải dựa vào một "khí quan đặc biệt" là tư duy (ở đây Tuân Huống cho là "Tâm"). Do hạn chế của khoa học tự nhiên đương thời; Tuân Huống chưa biết được vai trò của Não trong quá trình phát triển của tư duy, nhưng dù sao ông cũng đã có một quan niệm duy vật: Coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, giải quyết đúng mối quan hệ giữa cảm giác và tư duy trong quá trình nhận thức, coi tri thức là kết quả của quá trình hoạt động vật chất.

+ Về quan điểm luân lý: Ông đưa ra thuyết "Tính ác", phản đối thuyết "Tính thiện" duy tâm của Mạnh Kha. Ông cho rằng bản năng của con người vốn là đi tìm sự thỏa mãn dục vọng sinh lý, nếu hoạt động tự nhiên theo bản tính ấy thì trong xã hội sẽ có trộm cướp, vô luân. Do vậy, ông cho rằng phải có lễ nghĩa, khuôn phép, hình phạt để ngăn ngừa "tính ác" bẩm sinh, ở đây một lần nữa Tuân Huống tỏ ra không trung thành với lập trường duy vật của mình khi đề cập tới những vấn đề xã hội. Bởi vì, nếu xuất phát từ nguyên tắc duy vật "trời và người có sự phân cách" (mà đạo đức là sản phẩm của xã hội loài người) thì không thể nói tính của con người (có tính chất tròi phú cho là "Ác" hay "Thiện" được. Tuy nhiên, trong thuyết "Tính ác" của ông cũng có những nhân tố hợp lý, quan niệm tiến bộ. Ông đưa ra thuyết "Sửa tính quấy", cho rằng đạo đức của con người là do tập quán, quá trình học tập... mà ra, cho nên có thể sửa được, ông cho rằng sự phân biệt giữa "Quân tử" và "Tiểu nhân" cũng như là sự phân biệt "Sĩ - Nóng - Công - Thương", không phải là do trời phú cho, mà là kết quả thói quen lâu ngày...

Xem thêm:

>>> Khái quát lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam?


3. Thành tựu của Tuân Tử đối với Nho học

Giả dụ chúng ta nhìn Nho học bằng khái niệm tổng quát, thì thấy Khổng Tử thuộc về đạo “Nhân”, Mạnh Tử thuộc về đạo “Nghĩa”, còn Tuân Tử thì thuộc về đạo “Trí”. Dùng lý trí khách quan của Tuân Tử, bổ túc cho đạo đức chủ quan của Khổng – Mạnh, giúp cho chủ thuyết Nho học càng hoàn hảo hơn, hội đủ điều kiện tất yếu, vừa là giáo phái, vừa là học phái.

Tuân Tử có thể kết luận là, một triết gia theo chủ nghĩa nhân bản. Ở Trung Quốc, Khổng Tử là người khởi xướng chủ nghĩa nhân bản, nhưng so sánh ra thì, chủ nghĩa nhân bản của Tuân Tử có nhiều tiến bộ hơn. Một là, tuy Tuân Tử cũng nhiệt tình với nền văn hóa truyền thống, nhưng không có ý phục cổ, trái lại, còn rất mạnh dạn phê bình người xưa. Ngoài Khổng Tử ra, ít có nhân vật tiêu biểu nào trong các học phái thời Chu Tần, thoát khỏi lời phê bình của Tuân Tử, kể cả Mạnh Tử và Tử Tư. Tuy nhiên, khi phê bình, Tuân Tử luôn luôn đứng vào cương vị học thuật để đánh giá tư tưởng của người khác. Hai là, Tuân Tử chú trọng thực tiễn hơn là lý thuyết suông, cho nên luôn luôn nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ mọi ý tưởng than thoại ảo huyền, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người. Đáng liếc là, lừ đời Chu Tần trở đi, xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội nặng về truyền thống, chính trị Trung Quốc vẫn là chính trị chuyên chếvua quan, thiếu các chất tố dân chủ khoa học như trong xã hội Tây phương, rút cuộc phong trào nhân văn, mà các triết gia thời Chu Tần đã khởi xướng trước đây trên hai ngàn năm, bị mai một từ đời nọ qua đời kia.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads