logo

Lựa chọn mô hình ra quyết định phụ thuộc vào?

icon_facebook

Mô hình là sự mô tả cụ thể một hệ thống và được dùng để giải thích hiện tượng, làm cơ sở để rập khuôn theo. Mô hình ra quyết định chính là sự mô tả cách thức ra quyết định một cách hệ thống. Lựa chọn mô hình ra quyết định phụ thuộc vào ý muốn của đa số nhân viên.


Trắc nghiệm: Lựa chọn mô hình ra quyết định phụ thuộc vào?

A. Năng lực nhà quản trị

B. Tính cách nhà quản trị

C. Nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố trên

D. Ý muốn của đa số nhân viên

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Ý muốn của đa số nhân viên

Lựa chọn mô hình ra quyết định phụ thuộc vào ý muốn của đa số nhân viên

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức với phần mở rộng về mô hình ra nhé!


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Các khái niệm cơ bản

a. Ra quyết định:

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ra quyết định. Theo Simon, nếu giải quyết vấn đề bao gồm xác định vấn đề, xây dựng mục đích và thiết kế hành động thì ra quyết định bao gồm đánh giá và lựa chọn các phương án hành động(1). Minzberg cho rằng ra quyết định không chỉ là lựa chọn hành động mà là một chuỗi các bước dẫn tới hành động, bắt đầu từ thời điểm nhận ra yếu tố kích thích hành động tới thời điểm tiến hành cam kết hành động(2). Như vậy, ra quyết định là xem xét và lựa chọn phương án hành động trong số các phương án hiện có để đạt mục đích đề ra.

b. Mô hình ra quyết định:

Mô hình là sự mô tả cụ thể một hệ thống và được dùng để giải thích hiện tượng, làm cơ sở để rập khuôn theo. Mô hình ra quyết định chính là sự mô tả cách thức ra quyết định một cách hệ thống. Có hai mô hình ra quyết định khác nhau phụ thuộc vào chủ thể và tính chất ra quyết định: mô hình ra quyết định cá nhân nếu chủ thể là cá nhân và vì lợi ích cá nhân; mô hình ra quyết định tổ chức nếu chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân thay mặt cho tổ chức và vì lợi ích, mục tiêu của tổ chức.

c. Mô hình ra quyết định của tổ chức công:

Mô hình ra quyết định của tổ chức là sự mô tả cách thức tổ chức, thực hiện quá trình ra quyết định của bất kỳ tổ chức nào, tổ chức công, tư nhân, hay dân sự. Mô hình ra quyết định của tổ chức công là mô hình mô tả quá trình ra quyết định của các tổ chức thuộc khu vực nhà nước, ra quyết định về những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định nhằm hoàn thiện sứ mệnh được nhà nước giao. Có các mô hình ra quyết định tổ chức công khác nhau, bao gồm: mô hình duy lý, mô hình tiệm tiến, mô hình chính trị, mô hình quy trình tổ chức, mô hình thùng đựng rác.

Xem thêm: 

>>> Tìm hiểu về các mô hình quản lý con người


2. Các mô hình ra quyết định

a. Mô hình ra quyết định hợp lý

Đối với mô hình này, người quyết định phải tuân theo các bước nhằm tăng tính logic và độ tin cậy trong các quyết định của họ. Một quyết định hợp lý cho phép tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ những ràng buộc nhất định.

3 mô hình ra quyết định quản trị

Các giả định khi sử dụng mô hình bao gồm: vấn đề rõ ràng, không mơ hồ; mục tiêu không phức tạp và được thể hiện rành mạch; giải pháp và kết quả được biết; sự ưu tiên là ổn định và không thay đổi; không ràng buộc về thời gian và chi phí.

Tuy nhiên, trong thực tế, người ta hiếm khi ra quyết định một cách lý tưởng như vậy, đặc biệt trong các điều kiện ra quyết định có nhiều rủi ro và không chắc chắn.

b. Mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn

Mô hình ra quyết định nhấn mạnh những hạn chế về tính hợp lý của cá nhân người ra quyết định. Mô hình này giải thích tại sao nhà quản trị thường đưa ra những quyết định rất khác nhau, dù rằng họ có thông tin giống nhau.

Họ có thể dễ dàng chấp nhận một mục tiêu hay giải pháp, dù biết rằng đó chưa phải là mục tiêu hay giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp này, sự lựa chọn có thể được nhận diện và đạt được dễ dàng, đồng thời ít gây tranh cãi so với mục tiêu và giải pháp tối ưu.

Mô hình này phản ánh một số khuynh hướng cá nhân hoặc tính cách của người ra quyết định. Chẳng hạn, người ra quyết định lạc quan bao giờ cũng chọn phương án tăng tối đa những kết quả cực đại, còn người ra quyết định bi quan sẽ lựa chọn phương án tốt nhất trong các kết quả tồi tệ nhất.

Có những người ra quyết định theo hướng giảm đến mức tối thiểu mức độ trục trặc mà họ phải gánh chịu sau sự việc đó. Một số người khác thì thiếu lý lẽ, giả định rằng mọi kết quả có thể xảy ra của quyết định đều có cơ hội xuất hiện như nhau.

Cũng có trường hợp nhà quản trị chọn không đúng mục tiêu hay không tìm kiếm giải pháp tối ưu do sự hài lòng về hiện trạng hoặc tính chấp nhận rủi ro cao.

Một vấn đề khác là phạm vi tìm kiếm mục tiêu hay giải pháp cho việc ra quyết định bị hạn chế, chẳng hạn về kiến thức, thông tin hay thời gian.

Trong quá trình ra quyết định, người ra quyết định thường không có đủ thông tin cần thiết về những vấn đề cần giải quyết, và cũng không thể kiểm soát được sự ảnh hưởng của những điều kiện khách quan đối với kết quả ra quyết định.

Do đó, mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn cho rằng người ra quyết định càng sớm chấm dứt việc đưa ra nhiều giải pháp khác nhau thì càng sớm tìm ra giải pháp có thể chấp nhận được.

3 mô hình ra quyết định quản trị

c. Mô hình ra quyết định dựa trên quyền lực

Tiến trình ra quyết định cân nhắc đến ảnh hưởng quyền lực của các giới hữu quan có quyền lực hay khi những người ra quyết định bất đồng về việc lựa chọn mục tiêu.

3 mô hình ra quyết định quản trị

Mô hình này bao hàm ý nghĩa người ra quyết định phải có đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết những vấn đề nảy sinh, các quyết định cá nhân thường là những quyết định phải đòi hỏi cấp bách về thời gian và tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần tham khảo ý kiến từ tập thể, vận động tập thể tham gia vào các quyết định để vừa bảo đảm tính sáng tạo vừa cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức. Bởi vì tập thể có nhiều thông tin, thái độ và cách tiếp cận khác nhau.

Tóm lại, các mô hình phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Là 1 nhà quản trị thì việc linh hoạt các phương án và kiểm soát tình thế sẽ tốt hơn là việc rập khuông đi theo 1 mô hình nhất định.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads