logo

Định mức lao động là gì?

icon_facebook

Theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động phải xây dựng định mức lao động làm căn cứ để tuyền dụng, sử dụng lao động, tính lương theo chức danh ghi trong hợp đồng lao động hoặc theo công việc để trả lương cho người lao động.


Câu hỏi: Định mức lao động là gì?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động phải xây dựng định mức lao động làm căn cứ để tuyền dụng, sử dụng lao động, tính lương theo chức danh ghi trong hợp đồng lao động hoặc theo công việc để trả lương cho người lao động.

Vậy định mức lao động là căn cứ xác định để tính khối lượng công việc, sản phẩm tạo ra của một cá nhân người lao động hoặc một nhóm người lao động đảm bảo hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.


Kiến thức tham khảo về định mức lao động.


1. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Có 5 nguyên tắc xây dựng định mức lao động (căn cứ theo Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP):

Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý;

Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.

Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lai mức lao động.

Mức lao động phải được định kỳ ra soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tố chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Lưu ý: Khi xây dựng định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tạo cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Định mức lao động là gì?

Xem thêm:

>>> Các hình thức lao động


2. Một số thuật ngữ liên quan đến định mức lao động

Sản phẩm của định mức lao động (ĐMLĐ) là xây dựng được Mức sản lượng và Mức thời gian.

Mức sản lượng (MSL): là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho 1 người lao động  (NLĐ) hay 1 nhóm người lao động phải hoàn thành trong 1 đơn vị thời gian nhất định. MSL có đơn vị đo là đơn vị sản phẩm/giây, phút, giờ, ca.

Mức thời gian (MTG): là lượng thời gian hao phí, được quy định cho 1 hoặc 1 nhóm NLĐ để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc. MTG có đơn vị đo là giây, phút, giờ,…/1 đơn vị sản phẩm.

Bước công việc: là một phần của quá trình sản xuất, do 1 hoặc 1 nhóm NLĐ thực hiện tại một nơi làm việc nhất định, thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định và được chia ra thành các thao tác, các động tác, các cử động.


3. Vai trò cuả định mức lao động

Định mức lao động là gì?

Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh

Định mức lao động là chỉ tiêu tổng hợp và phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý sản xuất, quản lý nhân sự của doanh nghiệp

Định mức lao động góp phần quản lý sản xuất và tăng năng suất lao động định mức lao động là cơ sở để có thể giảm thiểu các chi phí về nhân công

Định mức lao động là điều kiện để đảm bảo được các nguyên tắc và tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn là tốc độ tăng trưởng

Đối với công tác quản trị năng suất

Định mức lao động góp phần trong việc đảm bảo năng suất lao động trung bình hiện nay. Định mức lao động được áp dụng cho các cá nhân hoặc các nhóm lao động nó làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc và quyền lợi người lao động.

Định mức lao động được áp dụng để luôn thay đổi phù hợp với trang thiết bị quy trình và điều kiện làm việc

Định mức lao động cũng được dùng để xác định biên lao động

Đối với công tác quản trị tiền lương

Định mức lao động cũng là cơ sở để có thể xác định được các loại đơn giá, tiền lương theo đúng người pháp luật Việt Nam

Định mức lao động là căn cứ để trả lương cho người lao động

Định mức lao động là cơ sở yêu cầu để cải thiện năng suất lao động và tăng thu nhập khi được so sánh với năng suất chung trong ngành hoặc là lĩnh vực lao động.

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads