Cùng Top lời giải trả lời chính xác câu hỏi: “Chủ nghĩa tư bản phát triển qua mấy giai đoạn” với phần giải thích hay từ các thầy cô giáo đồng thời ôn lại những kiến thức đầy đủ, hay nhất, qua đó là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức
Trả lời: Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ( CNTB- TDCT) và chủ nghĩa tư bản độc quyền ( CNTB- ĐQ).
Trên cơ sở thừa kế các thành tựu và nội dung liên quan đến vấn đề phát triển đất nước, nền kinh tế xã hội dựa trên hơi hướng chủ nghĩa tư bản. Theo đó thì chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.
Theo như những gì mà lịch sử của các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam thì chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Tiếp theo đó thì sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Chủ nghĩa tư bản được biết đến với tên tiếng anh là Capitallism. Đông thời thì chủ nghĩa tư bản được biết đến là hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Theo như nhạn định và sự hiểu biết của tác giả thì chủ nghĩa tư bản được đánh giá về bản chất khác hoàn toàn với chủ nghĩa phong kiến – hệ thống kinh tế trước nó – ở chỗ, Trong thời kỳ và giai đoạn chủ nghĩa tư bản thì dịch vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa.
Bên cạnh đó thì chủ nghĩa tư bản cũng không giống như chủ nghĩa tư bản mà nó khác ở chỗ chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ bản được biết đến là trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sử hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể). Còn đối với bản chất được ghi nhận trong chủ nghĩa tư bản được xác định ở đây là cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc phân bổ nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác nhau tùy vào những nhu cầu của các cá nhân tổ chức khác nhau mà thực hiện. Các dạng khác nhau của chủ nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản có sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do những nguyên nhân cơ bản sau:
– Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh, các xí nghiệp có quy mô lớn được hình thành.
– Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật như lò luyện kim, sự ra đời của máy móc, phát triển những phương tiện vận chuyển mới (xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay, đường sắt,…) . Điều này đòi hỏi thành lập các xí nghiệp lớn, dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
– Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
– Sự phát triển nhanh chóng nêu trên dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến, tăng quy mô tích lũy nhằm tăng sức cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, các nhà tư bản lớn ngày càng phát triển.
– Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tín dụng cũng trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần tạo tiền đề để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Xem thêm:
>>> Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp; chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đó làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại
b) Phát triển lực lượng sản xuất.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: Từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.
c) Thực hiện xã hội hoá sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ… làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
– Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó dã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.
– Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hảo song so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ, vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay – với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào – hoà bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử – cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.