Trí nhớ là là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin và hồi tưởng thông tin trong trí óc, đó là cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay là suy nghĩ trước đây. Vậy Các loại trí nhớ, vai trò của trí nhớ là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trí nhớ là là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin và hồi tưởng thông tin trong trí óc, đó là cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay là suy nghĩ trước đây.
Những đường liên hệ thần kinh tạm thời được xem là cơ chế hình thành trí nhớ. Trong đó phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ, còn sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời mà đã được hình thành là cơ sở của sự hồi tưởng, tái hiện của trí nhớ.
- Vai trò của trí nhớ là cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, Trí nhớ là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người có thể tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm sống đó của mình tốt hơn trong các đời sống và sinh hoạt hàng ngày.
- Nhờ có trí nhớ mà tất cả những sự vật hiện tượng mà ta đã phải tri giác được, những ý nghĩ và tính cảm ta đã có không bị mất đi mà vẫn còn được giữ lại trong trí óc và trở thành khả năng thực tiễn, sự hiểu biết, kinh nghiệm của chúng ta.
- Nếu không có trí nhớ thì mọi sự vật hiện tượng mà ta đã nhận biết nhiều lần đến khi gặp lại sẽ thấy như hoàn toàn mới và con người sẽ mất đi khả năng suy nghĩ sáng tạo và đặt kế hoạch cho hoạt động tương lai dựa trên những hiểu biết và khả năng sẵn có
- Nếu không có trí nhớ thì ngay cả những tình cảm thiêng liêng nhất cũng bị xóa bỏ, mọi sự vật con người gắn bó với hàng ngày như cha mẹ, con cái bạn bè đều trở nên xa lạ.
- Ngày nay, trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại.
Quá trình trí nhớ bao gồm các quá trình thành phần: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và quên.
Ghi nhớ:
- Thường thường người ta chia ghi nhớ của con người thành 4 loại:
- Ghi nhớ không chủ định là không định trước cho mình nhiệm vụ ghi nhớ.
- Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt trước cho mình mục đích ghi nhớ. Trong dạng ghi nhớ này, con người cần có nỗ lực ý chí và phải sử dụng những thủ thuật, phương tiện ghi nhớ nhất định. Ghi nhớ có chủ định được thực hiện bằng hai thủ thuật:
- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngoài như trật tự phát âm, liên tưởng... mà không cần đi sâu vào nội dung tài liệu. Những liên hệ bề ngoài này mang tính tạm thời và ít bền vững.
- Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung, mối quan hệ logic bên trong của sự vật, hiện tượng.
Giữ gìn:
- Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên vỏ não khi nhớ. Người ta chia ra làm 2 loại giữ gìn: tiêu cực và tích cực.
Nhận lại và nhớ lại:
- Nhận lại: là nhận ra đối tượng khi đối tượng được tri giác lại. Nhận lại có thể nhanh chóng và chính xác nếu hình ảnh cũ được giữ gìn một cách vững chắc và hình ảnh mới trùng hợp với hình ảnh cũ.
- Nhớ lại: làm hiện lại trong óc hình ảnh của đối tượng đã được tri giác trước đây khi đối tượng không còn ở trước mặt ta.
* Dựa vào tính chất của tính tích cực tâm lý nổi bật nhất trong một hoạt dộng nào đó, trí nhớ được phân thành: trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ – logic.
- Trí nhớ vận động: là trí nhớ về những cử động và hệ thống cử động của các quá trình vận động. Nó có vai trò đặc biệt trong sự hình thành kỹ xảo lao động chân tay.
- Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về những rung cảm, những tình cảm diễn ra trước đây. Nhờ loại trí nhớ này, con người mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật cũng như mới đồng cảm được với người khác.
- Trí nhớ hình ảnh: là trí nhớ về những hình ảnh, hình tượng mà hoạt động của các cơ quan cảm giác đã tạo ra. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh được chia thành: trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn, …
- Trí nhớ từ ngữ – logic: là trí nhớ về những ý nghĩ, tư tưởng của con người.
- Trí nhớ từ ngữ – logic đóng vai trò chính trong việc lĩnh hội tri thức.
* Dựa vào tính mục đích của hoạt động, trí nhớ được phân thành: trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định.
- Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện được thực hiện không theo mục đích định trước. Loại trí nhớ này có trước trong đời sống cá thể và giữ vai trò quan trọng việc tiếp thu kinh nghiệm sống.
- Trí nhớ có chủ định: là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện được thực hiện theo mục đích định trước. Loại trí nhớ này xuất hiện sau trí trí không chủ định trong đời sống cá thể và càng ngày càng giữ vai trò hết sức to lớn trong việc tiếp thu tri thức cũng như trong hoạt động, trong công việc.
- Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động, trí nhớ được phân thành trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
- Trí nhớ ngắn hạn: là loại trí nhớ diễn ra ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ. Nó mang tính nhất thời, ngắn ngủi, chốc lát. Trí nhớ ngắn hạn có ý nghĩa lớn trong việc tiếp kinh nghiệm và là cơ sở để có trí nhớ dài hạn.
- Trí nhớ dài hạn: là loại trí nhớ diễn ra sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi. Đặc trưng của loại trí nhớ này là sự giữ gìn một tài liệu lâu dài trong trí nhớ sau khi đã thường xuyên nhắc lại và tái hiện. Trí nhớ dài hạn rất quan trọng để con người tích lũy tri thức.