Cùng Top lời giải trả lời chính xác câu hỏi: “Chức năng bình chứa hạ áp” với phần giải thích hay từ các thầy cô giáo đồng thời ôn lại những kiến thức đầy đủ, hay nhất, qua đó là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức.
Trả lời:
Bình chứa hạ áp là một phần quan trọng trong hệ thống điện lạnh công nghiệp, có tác dụng chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh tách lỏng dòng gas hút về máy nén
Nhiều hệ thống lạnh đòi hỏi phải sử dụng bình chứa hạ áp, đặc biệt trong các hệ thống lạnh 2 cấp có bơm cấp dịch.
Bình chứa hạ áp có các nhiệm vụ chính sau:
- Chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh.
- Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Trong các hệ thống lạnh có sử dụng bơm cấp dịch lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn, nếu sử dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập lỏng. Vì vậy người ta đưa trở về bình chứa hạ áp, ở đó lỏng rơi xuống phía dưới, hơi phía trên được hút về máy nén.
1- Ống góp bắt van phao; 2- Ống dịch tiết lưu vào; 3- Ống lắp áp kế và van AT; 4- Tách lỏng 5- Hơi về máy nén; 6- Ống hơi vào; 7- Đáy bình; 8- Ống xả dầu; 9- Cấp dịch
Trên hình 8-15 trình bày cấu tạo của 01 bình chứa hạ áp trong các hệ thống lạnh NH3 , bình có thân trụ, hai nắp dạng elip. Phía trên thân bình là cổ bình, cổ có tác dụng như một bình tách lỏng, trên cùng là ống hút hơi về máy nén. Phía dưới thân bình là rốn bình, rốn bình được sử dụng trong hệ thống NH3 để gom và thu hồi dầu.
Bình chứa hạ áp có 03 van phao bảo vệ, các van phao được lắp trên ống góp 1. Bảo vệ mức cực đại, mức trung bình và mức cực tiểu.
Do làm việc ở nhiệt độ thấp nên bình chứa cao áp được bọc cách nhiệt polyurethan dày khoảng 150 - 200mm, ngoài cùng bọc inox bảo vệ.
Bình chứa cao áp có cấu tạo gồm những phần cơ bản như sau: khoang chứa chịu áp lực cao, đường vào cho gas lỏng lẫn hơi, đường ra của gas lỏng.
+ Khoang chứa chịu áp lực cao: phải đảm bảo chịu được áp suất lớn hơn áp suất đầu đẩy máy nén.
+ Đường vào bình chứa cao áp: gas lỏng và hơi từ dàn nóng vào bình chứa thông qua đường vào ở phía trên.
+ Đường ra của gas lỏng: khi gas ra khỏi bình chứa cao áp phải đảm bảo lỏng 100% nên đường ra được đặt phía dưới đáy bình nhưng cách đáy bình một khoảng để không hút các mạt sắt, mạt đồng hay cặn trong hệ thống vào.
a. Nguyên lý hoạt động của thiết bị
+ Bình chứa cao áp có nguyên lý hoạt động khá đơn giản: Gas lạnh từ máy nén dưới dạng hơi có nhiệt độ và áp suất khá cao sẽ được giải nhiệt tại vị trí dàn nóng. Gas từ dàn nóng sẽ được chuyển từ thể hơi sang thể lỏng, điều này được giải thích bởi gas đã nhả nhiệt ra môi trường.
+ Khi lượng gas tuần hoàn này đến van tiết lưu sẽ không thể chuyển thành dạng lỏng hoàn toàn bởi nhiều yếu tố như: công suất giải nhiệt, do yếu tố thời tiết, dàn nóng bị bám bụi. Lúc này chúng ta sẽ cần tới một thiết bị chứa chất lỏng nhằm đảm bảo 100% chất lỏng đến van tiết lưu và đây chính là vai trò của bình cao áp đem lại.
+ Tại sao cần 100% lỏng qua van tiết lưu? Van tiết lưu có nhiệm vụ giảm áp suất từ áp cao về áp thấp và chỉ có dụng với gas ở trạng thái lỏng chính vì thế van tiết lưu sẽ không có tác dụng nếu tiết lưu gas ở thể hơi hoặc thể lỏng có lẫn hơi.
b. Bình giữ mức máy làm đá
Bình giữ mức được ứng dụng trong nhiều hệ thống lạnh khác nhau. Trong đó có tủ cấp đông, tủ đông gió, và nhất là với các máy làm đá như máy làm đá vảy và máy đá cây. Có thể tên gọi sẽ khác nhau tùy vào thiết bị ứng dụng, tuy nhiên tính năng và cách làm việc của chúng đều giống nhau.
Xét về cấu tạo, bình giữ mức máy làm đá bao gồm các phần thân và chân có hình trụ, phía bên trên còn có các tấm chắn lỏng. Các tấm chắn này đặt nghiêng một góc 30 độ so với phương nằm ngang, trên có các lỗ khoan giúp thoát hơi. Ngoài ra, trên bình còn có gắn thêm van phao để khống chế lượng dịch cực đại bên trong bình. Điều này giúp tránh hút lỏng trở về máy nén. Ngoài ra, bình còn có cả van an toàn, áp kê và đường ống vào ra.
Hoạt động của bình giữ mức máy làm đá: Nhờ cột áp thủy tĩnh, dịch được cấp từ bình vào dàn lạnh. Dịch lỏng trong dàn lạnh sẽ trao đổi nhiệt với nước muối, sau đó hóa hơi và thoát ra ống bên trên, đi vào bình giữ mức. Cuối cùng, mức lỏng trong dàn bay hơi sẽ tụt xuống và dịch lỏng từ bình giữ mức máy làm đá sẽ chảy vào dàn bay hơi từ phía dưới, tạo nên một vòng tuần hoàn.
Đặc điểm của bình giữ mức máy làm đá: việc dùng bình giữ mức để cấp dịch cho dàn lạnh có ưu điểm giúp dàn bay hơi luôn ngập đầy dịch lỏng, giúp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt. Tuy nhiên, trong dàn lạnh, môi chất lỏng của hệ thống này chuyển động đối lưu tự nhiên. Tốc độ của chuyển động này phụ thuộc nhiều vào tốc độ hóa hơi, tuy nhiên vẫn có giá trị khá nhor, nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt. Vì vậy, muốn tăng vận tốc đối lưu, cần thực hiện đối lưu cưỡng bức nhờ bơm.
Với hệ thống lạnh NH3, dầu được gom về bình thu hồi dầu. Cấu tạo bình này cũng giống bình chứa cao áp, với thân hình trụ, các đáy elip, bộ ống thủy xem mức dầu, đồng hồ áp suất, van an toàn, đường hồi dầu, đường về ống hút và xả đáy bình. Để thu hồi dầu, cần tạo áp trong bình, sau đó mở van xả dầu để chúng chảy về bình. Tiếp đó, dầu được đem xử lý hoặc loại bỏ. Nên hạ áp trước khi xả dầu về áp suất khí quyển.