logo

Gạch ngói có tính chất gì?

icon_facebook

Gạch, ngói có tính chất là: đều dễ vỡ. Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. 


Câu hỏi: Gạch ngói có tính chất gì?

Trả lời

- Gạch, ngói có tính chất là: đều dễ vỡ.

- Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Trong nhà máy gạch ngói, nhiều việc được làm bằng máy. Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Gạch ngói dùng để làm gì?

- Gạch ngói là loại vật liệu xây dựng thường được sử dụng để lợp mái trong các công trình.

- Tùy theo cách thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu chủ yếu, công nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng... mà người ta có thể phân thành nhiều loại với các tên gọi khác nhau.

>>> Xem thêm: Gạch ngói được làm bằng gì


2. Quy trình sản xuất gạch, ngói

Gạch xây là loại vật liệu gốm phổ biến thông dụng nhất, có công nghệ sản xuất đơn giản. Công nghệ sản xuất gạch bao gồm 5 giai đoạn: Khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và làm nguội ra lò.

[ĐÚNG NHẤT] Gạch ngói có tính chất gì?

a. Khai thác nguyên liệu

Trước khi khai thác cần phải loại bỏ 0,3 – 0,4 m lớp đất trồng trọt ở bên trên. Việc khai thác có thể bằng thủ công hoặc dùng máy ủi, máy đào, máy cạp. Đất sét sau khi khai thác được ngâm ủ trong kho nhằm tăng tính dẻo và độ đồng đều của đất sét.

b. Nhào trộn đất sét

Quá trình công nghệ sản xuất gạch qua công đoạn nhào trộn sẽ làm tăng tính dẻo và độ đồng đều cho đất sét giúp cho việc tạo hình được dễ dàng. Thường dùng các loại máy cán thô, cán mịn, máy nhào trộn, máy một trục, 2 trục để nghiền đất.

c. Tạo hình

Để tạo hình gạch người ta thường dùng máy đùn ruột gà. Trong quá trình tạo hình còn dùng thiết bị có hút chân không để tăng độ đặc và cường độ của sản phẩm.

d. Phơi sấy

- Khi mới được tạo hình gạch mộc có độ ẩm rất lớn, nếu đem nung ngay gạch sẽ bị nứt tách do mất nước đột ngột. Vì vậy phải phơi sấy để giảm độ ẩm, giúp cho sản phẩm mộc có độ cứng cần thiết, tránh biến dạng khi xếp vào lò nung.

- Nếu phơi gạch tự nhiên trong nhà giàn hay ngoài sân thì thời gian phơi từ 8 đến 15 ngày.

- Nếu sấy gạch bằng lò sấy tuy nen thì thời gian sấy từ 18 đến 24 giờ. Việc sấy gạch bằng lò sấy giúp cho quá trình sản xuất được chủ động không phụ thuộc vào thời tiết, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện, nhưng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, tốn nhiên liệu.

e. Nung

- Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của gạch.

- Quá trình nung trong công nghệ sản xuất gạch gồm có ba giai đoạn:

+ Đốt nóng : Nhiệt độ đến 4500C, gạch bị mất nước, tạp chất hữu cơ cháy.

+ Nung : Nhiệt độ đến 1000 – 10500C, đây là quá trình biến đổi của các thành phần khoáng tạo ra sản phẩm có cường độ cao, màu sắc đỏ hồng.

+ Làm nguội : Quá trình làm nguội phải từ từ tránh đột ngột để tránh nứt tách sản phẩm, khi ra lò nhiệt độ của gạch khoảng 50 – 550C.

- Theo nguyên tắc hoạt động, lò nung gạch có hai loại: Lò gián đoạn và lò liên tục.

+ Trong lò nung gián đoạn gạch được nung thành mẻ, loại này có công suất nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp.

+ Trong lò liên tục gạch được xếp vào, nung và ra lò liên tục trong cùng một thời gian, do đó năng suất cao mặt khác chế độ nhiệt ổn định nên chất lượng sản phẩm cao. Hai loại lò liên tục được dùng nhiều là lò vòng (lò hopman) và lò tuy nen.


3. Các loại gạch ngói phổ biến

Ngói lợp nhà với nhiều ưu điểm như khả năng chống nóng và chịu nhiệt tốt. Nhờ có sự kết hợp cùng các công nghệ hiện đại ngày nay mà giúp cho sản phẩm trở nên đa dạng hơn về mẫu mã, mang tính thẩm mỹ cao. Nó luôn được xem là sự lựa chọn hàng đầu trong việc lợp mái ngói nhà từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ.

Ngói đất nung

- Được chế tạo chủ yếu từ thành phần đất sét, qua các công đoạn phức tạp như ủ đất, cán nhào, đùn ép, hút khí… để tạo thành các tấm galet. Sau quá trình phơi sẽ chuyển sang tạo hình bằng phương pháp dập dẻo.

Ngói tráng men

- Các loại ngói đất được phủ men gốm thông thường sau khi nung nấu xong, được gọi là ngói tráng men.

Ngói lưu ly

- Các loại ngói âm, dương, ống, câu đầu, trích thuỷ  nếu được tráng men thanh lưu ly, hoàng lưu ly và bích lưu ly thì sẽ được gọi là ngói lưu ly.

Ngói vỏ quế

- Đây là loại ngói ống tráng men nhưng nhỏ và dài hơn, không có chuôi ngói như ở ngói lưu ly.

Ngói trang trí

- Một số loại ngói trên được chế tạo với kích thước bé, có thể tráng men hoặc không dùng để dán trên mái vì đã đúc sẵn được gọi là ngói trang trí vì chúng không có tác dụng chính là lợp.

Ngói bê tông, xi măng

- Đây là những sản phẩm được làm từ hỗn hợp của xi măng, cát và một số thành phần nhất định.

- Các dòng sản phẩm ngói bê tông này chủ yếu được sản xuất thông qua việc dập vào khuôn kim loại với máy nén khí. Sau khi sản phẩm thành hình sẽ được bảo dưỡng trong một thời gian nhất định và phủ màu với 02 công nghệ khô hoặc công nghệ ướt.

- Ngói xi măng nhẹ hơn ngói truyền thống khoảng 20%, một phần do viên ngói lớn nên giảm các phần diện tích chồng mí lên nhau.

[ĐÚNG NHẤT] Gạch ngói có tính chất gì?
icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads