Cùng Top lời giải đến với đáp án chính xác cho câu hỏi: “Đi dân quân tự vệ là làm gì” cùng với phần giải thích dễ hiểu của các thầy cô giáo qua đó là tài liệu học tập hay nhất dành cho các bạn học sinh tham khảo
Trả lời:
Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ, như sau:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2009 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
- Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.
- Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt theo Điều 11 Luật này:
a) Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
b) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.
c) Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:
- Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;
- Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.
d) Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.
>>> Xem thêm: Dân quân tự vệ là gì?
- Đã đi dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ quân sự?
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
+ Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
+ Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
+ Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
- Như vậy, nếu công dân thuộc trường hợp đi dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình (không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa).
Lưu ý, thẩm quyền quyết định việc công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thuộc về Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức.