logo

Công suất hòa vốn là gì?

icon_facebook

Công suất hoà vốn là công suất cần huy động để đạt được sản lượng hòa vốn. Xác định công suất hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn công suất tối thiểu để duy trì hoạt động sản xuất đặt ra.


Câu hỏi: Công suất hòa vốn là gì?

Trả lời: 

Công suất hoà vốn là công suất cần huy động để đạt được sản lượng hòa vốn. Xác định công suất hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn công suất tối thiểu để duy trì hoạt động sản xuất đặt ra.

Sản lượng hòa vốn (Break even volume) là sản lượng sản xuất của doanh nghiệp mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí bỏ ra, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Điểm hòa vốn là gì?

Chính bản thân cụm từ “điểm hòa vốn” cũng đã nói lên được khái niệm tài chính này. Khi doanh nghiệp đạt đến điểm hòa vốn thì doanh nghiệp đó đã thu hồi được phần vốn nhưng vẫn chưa có lãi, hay nói cách khác là mức lợi nhuận bằng 0.

[ĐÚNG NHẤT] Công suất hòa vốn là gì?

Bên cạnh khái niệm đơn giản này, chúng ta cũng có thể tiếp cận đến khái niệm khác của điểm hòa vốn như: Điểm hòa vốn là điểm mà doanh nghiệp có tổng chi phí bằng tổng doanh thu, hay tổng lợi nhuận góp bằng với tổng các chi phí cố định.

Nhưng dù hiểu theo định nghĩa nào thì điểm hòa vốn cũng là một cột mốc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Nếu dưới mốc này thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất, tăng giá sản phẩm để không bị lỗ; hoặc nếu vượt mốc này thì doanh nghiệp có thể tự tin để mở rộng thị trường, đưa ra các quyết định kinh doanh để gia tăng lợi nhuận.

Để xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp thì cần phải có đủ 3 yếu tố, bao gồm: số lượng sản phẩm tại điểm hòa vốn, thời gian đạt được đến điểm hòa vốn, doanh thu thu được tại điểm hòa vốn.


2. Các cách tính điểm hòa vốn

Có 3 cách để chúng ta xác định được điểm hòa vốn. Dưới đây là 3 công thức tính điểm hòa vốn của dự án cũng như cách tính điểm hòa vốn đơn giản và chính xác nhất.

- Phương pháp phương trình

Phương pháp phương trình là dựa vào biểu thức để thể hiện mối quan hệ CVP. Chúng ta có công thức như sau:

Lợi nhuận – (Doanh thu – Biến phí) – Định phí

Hoặc có thể thay đổi bằng:

Doanh thu – Biến phí + Định phí + Lợi nhuận ( công thức 1)

Như chúng ta thấy, khi hòa vốn thì lợi nhuận luôn bằng 0. Vì thế chúng ta có thể thay đổi công thức trên thành như sau

Doanh thu – Biến phí + Định phí ( công thức 2)

Như vậy ta có được công thức 2 gọi là biểu thức hòa vốn.

Từ công thức 2 chúng ta còn có thể tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ để có thể hòa vốn. Cũng như dễ dàng tính ra được doanh thu hòa vốn.

                                                                             Định phí
Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn =  ———————————————
                                                                     Đơn giá bán – Biến phí đơn vị

Doanh thu hòa vốn = Đơn giá bán x Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn

- Phương pháp số dư đảm phí

Phương pháp số dư đảm phí là vận dụng các thuật ngữ về số dư đảm phí để xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn cũng như doanh thu hòa vốn. Cùng tìm hiểu cách tính đơn giản này nhé.

Số dư đảm phí – Định phí = Lợi nhuận ( công thức 3)

Như công thức 3 ở trên, nếu ở điểm hòa vốn thì lợi nhuận sẽ bằng 0. Thì công thức trên sẽ đổi lại thành như sau:

Số dư đảm phí – Định phí = 0 hay Số dư đảm phí = Định phí (công thức 4)

Từ biểu thức trên ta có thể tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn.

                                                                                                  Định phí
Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = ——————————————————————
                                                                                Đơn giá bán – Biến phí đơn vị

Cách tính doanh thu hòa vốn

                                                Định phí
Doanh thu hòa vốn = ————————————
                                          Tỷ lệ số dư đảm phí

  • Phương pháp đồ thị

Ngoài các công thức như ở trên, chúng ta còn có thể xác định điểm hòa vốn qua đồ thị. Như định nghĩa, tại điểm hòa vốn thì doanh thu bằng chi phí và lợi nhuận bằng 0. Chính vì vậy, giao điểm của doanh thu và chi phí chính là điểm hòa vốn.

Ví dụ đồ thị về điểm hòa vốn

[ĐÚNG NHẤT] Công suất hòa vốn là gì? (ảnh 2)

3. Công thức tính điểm hòa vốn 

Việc tính điểm hòa vốn khi kinh doanh một sản phẩm duy nhất rất dễ, các bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng điểm hòa vốn là khi doanh thu bằng chi phí và áp dụng công thức dưới đây sẽ tính ra điểm hòa vốn là bao nhiêu.

Qhv = F/(P – V)

Trong đó:

+ Qhv: điểm hòa vốn cần được xác định

+ P: giá bán của sản phẩm trên thị trường

+ F: chi phí cố định. Là những chi phí không thay đổi khi số lượng sản phẩm hay sản lượng sản xuất thay đổi. Ví dụ: tiền thuê nhà xưởng, lương của nhân viên, khấu hao tài sản cố định,….. Những chi phí này sẽ không thay đổi cho dù bạn có sản xuất được sản phẩm hay không và bạn bán được bao nhiêu sản phẩm đi nữa.

+ V: chi phí biến đổi. Là những chi phí sẽ có sự thay đổi dựa vào lượng sản phẩm sản xuất ra. Ví dụ: nguyên vật liệu đầu vào, chi phí bao bì,…Khi số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng, sẽ cần sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu hơn.


4. Xác định công suất hoà vốn

- Để quản lí và khai thác tốt về năng lực sản xuất của doanh nghiệp, người quản lí cần phải biết doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu phần trăm công suất mới đạt sản lượng hòa vốn.

- Công suất cần huy động để đạt được sản lượng hòa vốn gọi là công suất hòa vốn. Công suất hoà vốn kí hiệu là h%.

- Xác định công suất hoà vốn

Nếu gọi sản lượng có thể khai thác theo thiết kế (công suất thiết kế) là SLk thì công suất hòa vốn được xác định: 

[ĐÚNG NHẤT] Công suất hòa vốn là gì? (ảnh 3)

Hay

[ĐÚNG NHẤT] Công suất hòa vốn là gì? (ảnh 4)

Trong đó:

+ g: giá bán đơn vị sản phẩm

+ bp: chi phí biến đổi đơn vị

Nhận xét:

- Công suất hòa vốn có thể ≥ 100%.

- Nếu h% càng nhỏ so với 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất mức hòa vốn, do vậy khả năng đem lại lợi nhuận cao.

- Ngược lại, nếu h% càng tiến gần đến 100% càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư tài sản cố định. Thể hiện sự bất cập về qui mô và tình trạng lạc hậu của TSCĐ, hiệu suất đầu tư cố định thấp.

- Nếu h% > 100% thì công suất thiết bị không cho phép doanh nghiệp đạt đến điểm hòa vốn. 


5. Ý nghĩa điểm hòa vốn là gì?

Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đó chính là việc chỉ rõ:

- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt được điểm hòa vốn

- Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu

- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng bao nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads