Có các loại chảy máy sau: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ, chảy máu động mạch. Trong đó, chảy máu mao mạch có đặc điểm máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít.
A. Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài
B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải
C. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít
D. Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít
Chảy máu mao mạch có đặc điểm máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít.
Phân biệt các loại chảy máu:
– Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm, thấm tại vết thương, lượng máu ít, có thể tự cầm.
– Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết thương, lượng máu vừa phải, có thể tự cầm.
– Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi, chảy thành tia, lượng máu nhiều, không tự cầm.
Mục đích:
- Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng các biện pháp đơn giản.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
- Góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các tai biến nguy hiểm.
- Khẩn trương nhanh chống làm ngừng chảy máu
- Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương
- Đúng quy trình kỹ thuật
- Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm, thấm tại vết thương, lượng máu ít, có thể tự cầm.
- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết thương, lượng máu vừa phải, có thể tự cầm.
- Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi, chảy thành tia, lượng máu nhiều, không tự cầm.
Xem thêm:
>>> Phân biệt chảy máu tĩnh mạch và động mạch?
a) Ấn động mạch: Dùng các ngón tay (ngón cái hoặc các ngón khác) ấn đè trên đường đi của động mạch làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương, máu ngừng chảy ngay tức khắc. Ấn động mạch có tác dung cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẩu về đường đi của động mạch.
Một số điểm để ấn động mạch trên cơ thể:
- Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay, dùng ngón cái ấn vào động mạch trụ và quay ở phía trên cổ tay, cách bờ trong và bờ ngoài cẳng tay 1,5cm.
- Ấn động mạch cánh tay ở mặt trong cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay, dùng ngón cái hoặc bốn ngốn ấn mạnh vào mặt trong cánh tay ở phía trên vết thương. Nếu vết thương ở cao, ấn sâu vào động mạch nách ở đỉnh hố nách.
- Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đòn: Khi chảy máu nhiều ở hố nách, dùng ngón cái ấn mạnh và sâu ở hố trên đòn sát giữa bờ sau xương đòn làm động mạch bị ép chặt vào xương sườn, máu sẽ ngưng chảy.
b) Gấp chi tối đa: là biện pháp cầm máu đơn giản, mọi người đều có thể tự làm được. Khi chi bị gấp mạnh, các mạch máu cũng bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngưng chảy.
c) Băng ép: là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt đè ép mạnh vào bộ phận tổn thương tạo điều kiện cho việc nhanh chóng cho việc hình thành các cục máu làm cho máu ngưng chảy ra ngoài
d) Băng chèn: là kiểu đè ép như ấn động mạch, nhưng không phải bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn, con chèn được dặt vào vị trí trên đường đi của động mạch, càng sát vết thương càng tốt, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt.
e) Băng nút: là cách băng ép, có dùng thêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu.
g) Ga-rô: là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợ dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngăn sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu sẽ không chảy ra miệng vết thương.
Do sự ngưng lưu thông máu trong thời gian nhất định (khoảng 60 – 90 phút) rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm. Vì vậy phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định ga rô trong trường hợp các vết thương có chảy máu.
- Chỉ định ga rô: Ga rô được phép làm trong những trường hợp sau đây:
+ Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia và trào mạnh qua miệng vết thương.
+ Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.
+ Vết thương phần mềm hoặc gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch đã cầm máu bằng các biện pháp tạm thời khác không có hiệu quả.
+ Bị rắn độc cắn, nhằm ngăn cản chất độc xâm nhập vào cơ thể.
- Nguyên tắc ga rô:
+ Phải đặt ga rô ngay sát phía sau vết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhận ra. Tuyệt đối không để che lấp ga rô.
+ Người bị đặt ga rô phải được nhanh chóng chuyển về các tuyến cứu chữa; trên đường vận chuyển cứ 1 giờ phải nới ga rô 1 lần, không để ga rô lâu quá 3-4 giờ.
+ Có phiếu ghi rõ: Họ tên, địa chỉ người bị ga rô, thời gian bắt đầu ga rô, thời gian nới ga rô lần 1, lần 2,...Họ tên, địa chỉ người ga rô,... để giúp tuyến trên theo dõi và xử trí.
+ Có kí hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo bên trái của nạn nhân.
- Cách ga rô: Dây ga rô thường dùng sợ dây cao su to bản (3 – 4cm) mỏng và tác dụng đàn hồi tốt. Trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng bất kì loại dây nào khác như: Băng cuôn, dây cao su tròn, quai dép,... để ga rô.
- Thứ tự ga rô như sau:
+ Ấn động mạch phía trên vết thương.
+ Lót vại gạc chổ định ga rô.
+ Đặt dây ga rô rồi từ từ xoắn, vừa xoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra, theo dõi không thấy máu chảy ở vết thương là được.
+ Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính.
- Ấn động mạch- Gấp chi tối đa
- Băng ép,
- Băng nút
- Băng chèn
- Ga rô