logo

Ai là người nêu ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn)?

icon_facebook

Dưới đây là lời giải chi tiết cho câu hỏi: “Ai là người nêu ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn)?” kèm kiến thức vận dụng do Top lời giải biên soạn hay nhất.


Trắc nghiệm: Ai là người nêu ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn)?

A. Khổng Tử

B. Mạnh Tử

C. Hàn Phi Tử

D. Tuân tử

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Mạnh Tử

Mạnh Tử là người nêu ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn)


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Giới thiệu về Mạnh Tử

- Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ; 372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303 hoặc 302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.

- Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.

- Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng “kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ “Nghĩa”, “Trí”, “Lễ”, “Tín”. Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)…nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm “Á thánh Mạnh Tử” (chỉ đứng sau Khổng Tử).

>>> Xem thêm: Ưu điểm lớn nhất của thuyết Khổng Tử?


2. Tư tưởng của Mạnh Tử

- Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có "Hạo nhiên chính khí", cần "Lấy Đức thu phục người khác", "Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào".

- Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người lúc ban đầu là Thiện, Đức của một người là quà tặng của thiên thượng (Trời), và được liên thông với thiên thượng. Ông tin rằng bản chất của con người là tốt, và nếu một người thủ đức và nỗ lực tu thân, anh ta có thể trở thành người giống như các vị vua Nghiêu, vua Thuấn. Mạnh Tử chỉ ra rằng để trở thành một con người có lý niệm, người đó cần phải giữ được 4 tiêu chuẩn, "lòng trắc ẩn, thuộc về lòng nhân từ; sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí; tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi; tâm thị phi, thuộc về trí tuệ" (trích từ "Cuốn đầu tay của Công Tôn Sửu" trong ‘các tác phẩm của Mạnh Tử’). Bốn đặc tính của con người này cùng các hành vi tương ứng của họ trở thành nền tảng tạo thành bốn đức tính của lòng nhân từ, nghĩa khí, lễ nghi, và trí tuệ.

- Mạnh tử cả đời vững tin vào chân lý, có trí tuệ dồi dào, giỏi trình bày và phân tích lý luận triết học. Ông kiên định khích lệ người ta làm điều thiện, lời nói nào cũng có tinh thần cổ vũ và dẫn dắt người ta.

- Câu châm ngôn xử thế của Mạnh Tử, đọc xong cuộc đời thay đổi

a) Lời nhắc nhở khi ra quyết định:

+ Con người thường phải chọn việc nào nên làm, việc nào nên bỏ,  mới có thể có thành danh dựng nghiệp.

+ Nguyên văn: “Nhân hữu bất vi dã, nhi hậu khả dĩ hữu vi”.

- Có một điều rất phổ biến là, chúng ta thường làm rất nhiều việc không cần làm, không nên làm, những việc với tầm mắt hạn hẹp. Thậm chí còn làm những việc tổn hại thiên lý, thất đức bất nhân, thì sao có thể bước trên con đường chính đạo? Chí ít chúng ta cũng sẽ không còn thời gian, tinh lực để làm những việc lớn hay gánh vác đại sự.

- Đây không chỉ là vấn đề về phẩm cách đạo đức, mà là vấn đề phân biệt giữa người tốt và người xấu, cũng là trí thông minh, trí huệ mang tính căn bản. Những người tài năng thì rất giỏi bỏ bớt những việc không cần làm. Người mà việc gì cũng làm rất chăm chỉ, không phân lớn nhỏ, thì không thể có thành tích lớn lao.

b) Lời nhắc nhở về việc ứng biến

- Nên làm quan thì làm quan, nên từ chức thì từ chức, nên tiếp tục thì tiếp tục, nên lập tức rời đi thì hãy lập tức rời đi.

- Nguyên gốc: “Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc”.

- Về cuộc sống hiện thực, cách nói này của Mạnh Tử khá linh hoạt. Cùng là Thánh nhân, có Bá Di làm được “Thanh cao như thánh nhân”, cũng có Y Doãn “Có thể gánh vác công việc của Thánh nhân”, lại có Liễu Hạ Huệ làm được “sự hài hòa của Thánh nhân”, và có Khổng Tử “thức thời như bậc Thánh nhân”. Trong những thời thế khác nhau thì cần có cách ứng xử linh hoạt khác nhau. Đây chính là hàm nghĩa của câu “Thức thời như bậc thánh nhân”.

c. Nói ra những điều bất thiện của người khác, không sợ cái vạ về sau hay sao?

- Nguyên văn: “Ngôn nhân chi bất thiện, đương như hậu hoạn hà?“.

- Khi nói về chuyện xấu của người khác, nếu lời này gây phiền phức về sau thì bạn phải đối đãi thế nào? Người hay trách móc người khác thì nhận lại lời trách móc. Người hay châm biếm người khác thì nhận lại sự châm biếm. Người hay giúp đỡ người khác thì nhận lại cử chỉ giúp đỡ. Người hay yêu mến người khác cũng nhận lại tình yêu mến.

- Cuộc đời vẫn luôn có người thích bới móc, ly gián, bôi nhọ, vu khống người khác. Những kẻ càng vô liêm sỉ, bất tài, bất trung lại càng thích biến những điều trên thành phương thức sống của mình.

icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads